Số tiền hỗ trợ người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại là bao nhiêu? Đáp ứng điều kiện nào thì được hỗ trợ?
Số tiền hỗ trợ người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định số tiền hỗ trợ với cây trồng bị thiệt hại như sau:
Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
...
7. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hỗ trợ như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Như vậy, với người nông dân có cây trồng bị thiệt hại trực tiếp do rét hại sẽ được nhận một số tiền hỗ trợ giống cây trồng hoặc được hỗ trợ bằng giống cây, hiện vật phù hợp với địa phương có giá trị tương đương với số tiền hỗ trợ như sau:
- Với người nông dân bị thiệt hại trên 70%:
+ Lúa thuần: hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
+ Mạ lúa thuần: hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
+ Lúa lai: hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
+ Mạ lúa lai: hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
+ Ngô và rau màu các loại: hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
+ Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
- Với người nông dân bị thiệt hại từ 30% - 70%:
+ Lúa thuần: hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
+ Mạ lúa thuần: hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;
+ Lúa lai: hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
+ Mạ lúa lai: hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
+ Ngô và rau màu các loại: hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
+ Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
Số tiền hỗ trợ người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại là bao nhiêu? Đáp ứng điều kiện nào thì được hỗ trợ? (Hình từ internet)
Điều kiện để người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại được hỗ trợ?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện được nhận hỗ trợ như sau:
Điều kiện hỗ trợ
Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
...
3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:
a) Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;
...
Như vậy, người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại đáp ứng tất cả các điều kiện sau sẽ được xem xét hỗ trợ:
- Sản xuất nông nghiệp không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương;
- Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó theo hướng dẫn, chỉ đạo.
- Trong thời gian xảy ra rét hại trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
Trình tự và thủ tục hỗ trợ cho người nông dân có cây trồng bị thiệt hại do rét hại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về trình tự và thủ tục hỗ trợ người nông dân bị thiệt hại như sau:
Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
...
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
3. Trách nhiệm của các cấp:
a) Đối với dịch bệnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị đinh này.
b) Đối với thiên tai: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Như vậy, khi bị thiệt hại, người nông dân cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, sau đó hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?