Giao thông vận tải đường biển là gì? Những hàng hóa nào nên vận tải đường biển?

Anh chị có thể giúp tôi giải thích thêm về giao thông vận tải đường biển không và những hàng hóa nào nên vận tải đường biển? Mong được giải đáp!

Giao thông vận tải đường biển là gì? Những hàng hóa nào nên vận tải đường biển?

Giao thông vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu thuyền trên các tuyến đường biển. Đây là phương thức vận tải phổ biến nhất trên thế giới, chiếm hơn 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế.

Ưu điểm của giao thông vận tải đường biển:

- Khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn: Tàu biển có thể vận chuyển lượng hàng hóa khổng lồ, lên đến hàng chục nghìn tấn.

- Chi phí vận chuyển thấp: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển có chi phí thấp hơn, đặc biệt là cho các tuyến đường dài.

- Tính linh hoạt: Vận tải đường biển có thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa thông thường đến hàng hóa nguy hiểm.

- Kết nối toàn cầu: Mạng lưới vận tải đường biển kết nối hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nhược điểm của giao thông vận tải đường biển:

- Tốc độ chậm: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển có tốc độ chậm hơn.

- Thời gian vận chuyển dài: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào tuyến đường và điều kiện thời tiết.

- Rủi ro: Vận tải đường biển chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như gió bão, sóng thần, có thể dẫn đến nguy cơ mất mát hàng hóa.

Những mặt hàng nên được vận tải đường biển sẽ chia theo từng nhóm, cụ thể như sau:

- Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;

- Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;

Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

- Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;

- Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;

- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Thông tin trến chỉ mang chính chất tham khảo, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn loại hình vận tải phù hợp nhất với điều kiện và tình hình thực tế của mình cho phù hợp

Giao thông vận tải đường biển là gì? Những hàng hóa nào nên vận tải đường biển?

Giao thông vận tải đường biển là gì? Những hàng hóa nào nên vận tải đường biển? (Hình từ Internet)

Tàu biển cần đáp ứng những điều kiện nào để được đăng ký không thời hạn?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về đăng ký tàu biển không thời hạn như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
2. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định này.
....

Theo đó, khi muốn đăng ký tàu biển không thời hạn thì tàu biển đăng ký cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, cụ thể là các điều kiện sau:

- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

- Tên gọi riêng của tàu biển;

- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Ngoài các điều kiện trên thì riêng đối với tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam cần phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Những loại tàu biển nào cần phải đăng ký trước khi tham gia vào giao thông vận tải đường biển?

Theo Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các loại tàu biển phải đăng ký như sau:

Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
5,150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào