Thùng chứa chất lỏng máy khoan rút lõi cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020?

Thùng chứa chất lỏng máy khoan rút lõi cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế? Anh Mạnh - Gia Lai

Thùng chứa chất lỏng máy khoan rút lõi cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020?

Căn cứ tiểu mục 5.7 Mục 5 TCVN 12857:2020 quy định về an toàn và các biện pháp bảo vệ đối với máy khoan rút lõi kiểu chân đế như sau:

Thùng chứa chất lỏng
Khi được đổ đầy theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất thì các thùng chứa chất lỏng, ngoại trừ thùng chứa nước và đặc biệt là các bình ắc quy và hệ thống nhiên liệu, thùng dầu, phải được thiết kế và chế tạo để không bị rò rỉ ở bất cứ vị trí nào của đầu máy khoan.
Bình chứa dầu thủy lực phải trang bị thiết bị chỉ báo mức dầu."

Như vậy, khi được đổ đầy theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất thì các thùng chứa chất lỏng, ngoại trừ thùng chứa nước và đặc biệt là các bình ắc quy và hệ thống nhiên liệu, thùng dầu, phải được thiết kế và chế tạo để không bị rò rỉ ở bất cứ vị trí nào của đầu máy khoan.

Lưu ý: Bình chứa dầu thủy lực phải trang bị thiết bị chỉ báo mức dầu.

Thùng chứa chất lỏng máy khoan rút lõi cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020?

Thùng chứa chất lỏng máy khoan rút lõi cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020? (Hình từ Internet)

Máy khoan rút lõi thường dùng để làm gì?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 12857:2020 quy định về máy khoan rút lõi kiểu chân đế như sau:

Máy khoan rút lõi (Core drilling machine)
Máy thường dùng để khoan lỗ bằng một mũi khoan kim cương vào tường, sàn và trần nhà làm bằng bê tông, đá tự nhiên và các loại khoáng vật xây dựng khác. Máy được lắp trên một khung đỡ có thể di chuyển được, trên đó có một trục quay được trang bị một mũi khoan rút lõi. Máy thường được trang bị một hệ thống cấp nước. Chuyển động tiến lùi của đầu khoan trên trụ khoan dẫn hướng có thể đưực dẫn động bằng tay hoặc tự động. Hình 1 cho một ví dụ điển hình về máy khoan rút lõi.

Như vậy, máy khoan rút lõi (Core drilling machine) thường dùng để khoan lỗ bằng một mũi khoan kim cương vào tường, sàn và trần nhà làm bằng bê tông, đá tự nhiên và các loại khoáng vật xây dựng khác.

Máy được lắp trên một khung đỡ có thể di chuyển được, trên đó có một trục quay được trang bị một mũi khoan rút lõi. Máy thường được trang bị một hệ thống cấp nước.

Chuyển động tiến lùi của đầu khoan trên trụ khoan dẫn hướng có thể đưực dẫn động bằng tay hoặc tự động.

Yêu cầu về an toàn và các biện pháp bảo vệ đối với máy khoan rút lõi như thế nào?

Căn cứ Mục 5 TCVN 12857:2020 quy định về an toàn và các biện pháp bảo vệ đối với máy khoan rút lõi kiểu chân đế như sau:

Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Máy phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ được quy định trong Điều này và các mối nguy hiểm bổ sung có liên quan trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003) và TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003) nhưng không phải là chủ yếu và không được nêu trong tiêu chuẩn này.
Để áp dụng các tiêu chuẩn tham khảo EN 294:1992, EN 953, EN 982:1996, EN 983:1996 và EN 60204-1:2006 vào tiêu chuẩn này, nhà sarn xuất phải thực hiện đánh giá rủi ro một cách thích hợp để lựa chọn các yêu cầu liên quan đển an toàn cần áp dụng.
CHÚ THÍCH: Việc đánh giá rủi ro cụ thể này là một phần của việc đánh giá rủi ro chung liên quan đến các mối nguy hiểm không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.
Tổ hợp các mối nguy hiểm có thể xảy ra được quan tâm một cách đầy đủ nhờ việc xem xét đến từng mối nguy hiểm đáng kể riêng lẻ.

Như vậy, yêu cầu về an toàn và các biện pháp bảo vệ đối với máy khoan rút lõi như sau:

Máy phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ được quy định trong Điều này và các mối nguy hiểm bổ sung có liên quan trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003) và TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003) nhưng không phải là chủ yếu và không được nêu trong tiêu chuẩn này.

Để áp dụng các tiêu chuẩn tham khảo EN 294:1992, EN 953, EN 982:1996, EN 983:1996 và EN 60204-1:2006 vào tiêu chuẩn này, nhà sarn xuất phải thực hiện đánh giá rủi ro một cách thích hợp để lựa chọn các yêu cầu liên quan đển an toàn cần áp dụng.

Tổ hợp các mối nguy hiểm có thể xảy ra được quan tâm một cách đầy đủ nhờ việc xem xét đến từng mối nguy hiểm đáng kể riêng lẻ.

Lưu ý: Việc đánh giá rủi ro cụ thể này là một phần của việc đánh giá rủi ro chung liên quan đến các mối nguy hiểm không được đề cập đến trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào