Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm Tháng Giêng 2024?

Tôi muốn được hỏi là còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm Tháng Giêng 2024? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Rằm Tháng Giêng không? Câu hỏi của chị Khả Tú (Quy Nhơn)

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm Tháng Giêng 2024?

Rằm tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người sum họp, đoàn viên, cùng nhau đón chào năm mới.

Mặt khác, Tết Nguyên Tiêu lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 và ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Có nhiều tài liệu cho thấy Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Đoàn viên, Tết Trùng Nguyên. Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như: thi viết thư pháp, thi hoa, thi đấu cờ tướng,...

Đồng thời, ngày 15 tháng Giêng âm lịch năm 2024 sẽ rơi vào thứ Bảy (tức ngày 24 tháng 2 dương lịch). Như vậy, tính đến ngày 16 tháng 02 năm 2024, còn 08 ngày nữa đến rằm tháng Giêng.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm Tháng Giêng 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm Tháng Giêng 2024? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Rằm Tháng Giêng không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm bao gồm:

- Tết Dương lịch.

- Tết Âm lịch.

- Ngày Chiến thắng.

- Ngày Quốc tế lao động.

- Quốc khánh.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, đối với ngày Rằm Tháng Giêng là một ngày một ngày lễ lớn theo phong tục truyền thống của nước ta. Nhưng hiện nay pháp luật không quy định ngày Rằm Tháng Giêng là một ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động.

Do đó, mà người lao động vẫn sẽ đi làm bình thường theo lịch làm của công ty. Trừ trường hợp người lao động được nghỉ vào ngày thứ bảy.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Đầu tiên, theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Đồng thời, tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, từ những quy định trên thì khi khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người lao động và phải có các nội dung như thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm, công việc làm thêm.

Tuy nhiên, chỉ những trường hợp làm thêm giờ tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người lao động không được từ chối làm thêm giờ.

Do đó, nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ không được bắt buộc người lao động làm thêm giờ vào ngày Rằm Tháng Giêng theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Nghỉ lễ tết
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ lễ tết
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩu hiệu tuyên truyền 2 9 2024 - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2 9 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết trung thu còn có những tên gọi khác nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian và địa điểm bắn pháo hoa dịp Lễ Quốc Khánh 2/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024: Có phải nghỉ kéo dài từ 2/9 đến 5/9?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 dành cho doanh nghiệp năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được phép bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024: Nghỉ 3 hay 4 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) có được nghỉ hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
2 tháng 9 năm 2024 là ngày mấy âm? 2 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy? Bắn pháo hoa 2/9/2024 lúc mấy giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 của Viettel Post năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ lễ tết
Nguyễn Trần Cao Kỵ
4,002 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghỉ lễ tết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ lễ tết

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào