Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu?

Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu? Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?

Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2023, trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, g, h, i và k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 của Luật này. Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 của Luật này bằng tiếng Việt và tiếng Anh; đối với thông tin quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Luật này, bên mời thầu đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh;
c) Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, trong đó bao gồm thông tin quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này.
...

Theo đó, chủ đầu tư, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, g, h, i và k khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023, bao gồm:

+ Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thông tin chủ yếu của hợp đồng;

+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

+ Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;

- Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023:

+ Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

+ Thông báo mời thầu;

+ Danh sách ngắn;

+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin về thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu và danh sách ngắn bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

Đối với thông tin về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có), bên mời thầu đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh;

- Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, trong đó bao gồm thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu?

Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu?

Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:

Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
...

Theo đó, có 09 hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Đấu thầu rộng rãi;

- Đấu thầu hạn chế;

- Chỉ định thầu;

- Chào hàng cạnh tranh;

- Mua sắm trực tiếp;

- Tự thực hiện;

- Tham gia thực hiện của cộng đồng;

- Đàm phán giá;

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;
b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;
....

Như vậy, đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

- Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

- Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào