Thế nào là vốn tự có? Vốn tự có của ngân hàng phát triển gồm những gì?
Thế nào là vốn tự có?
Căn cứ quy định khoản 10 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
10. Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
11. Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.
.....
Theo đó vốn tự có là giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
Thế nào là vốn tự có? Vốn tự có của ngân hàng phát triển gồm những gì? (Hình từ internet)
Vốn tự có của ngân hàng phát triển gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 7 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về vốn tự có như sau:
Vốn tự có
Vốn tự có được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo tài chính riêng lẻ, bao gồm:
1. Vốn điều lệ.
2. Các quỹ:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Quỹ dự phòng tài chính.
3. Chênh lệch dương do đánh giá lại tài sản (bao gồm tài sản cố định, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn).
4. Chênh lệch thu chi dương chưa phân phối lũy kế.
5. Các khoản phải giảm trừ khi xác định vốn tự có gồm:
a) Vốn góp vào công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật;
b) Chênh lệch thu chi âm lũy kế;
c) Chênh lệch âm do đánh giá lại tài sản.
Theo đó, vốn tự có được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo tài chính riêng lẻ trong đó bao gồm:
- Vốn điều lệ.
- Các quỹ:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
+ Quỹ đầu tư phát triển;
+ Quỹ dự phòng tài chính.
- Chênh lệch dương do đánh giá lại tài sản (bao gồm tài sản cố định, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn).
- Chênh lệch thu chi dương chưa phân phối lũy kế.
- Các khoản phải giảm trừ khi xác định vốn tự có gồm:
+ Vốn góp vào công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật;
+ Chênh lệch thu chi âm lũy kế;
+ Chênh lệch âm do đánh giá lại tài sản.
Các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn vốn như sau:
Bảo đảm an toàn vốn
Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, gồm:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.
4. Mua lại, hoán đổi các giấy tờ có giá do Ngân hàng Phát triển phát hành theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
6. Thực hiện các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ngân hàng Phát triển có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động. Trong đó gồm có:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.
- Mua lại, hoán đổi các giấy tờ có giá do Ngân hàng Phát triển phát hành theo quy định của pháp luật.
- Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết số 18 NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là Nghị quyết gì?
- Tải về Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 1/1/2025?
- Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
- Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?