Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Theo Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên . Công chứng viên phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Bước 2: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
Bước 3: Công chứng viên ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên. Công chứng viên chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp được quy định như thế nào?
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:
Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Ngoài ra, theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
...
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Để di chúc miệng được coi là hợp pháp, di chúc miệng cần đáp ứng điều kiện về tính hợp pháp của di chúc và tính hợp pháp của di chúc miệng, bao gồm các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
- Phải có ít nhất hai người làm chứng;
- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể là người bị khiếm thị không?
Căn cứ theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:
Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
...
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
...
Từ những căn cứ nêu trên, người bị khiếm thị không được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự hay người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Cho nên, người khiếm thị có thể trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc, trừ trường hợp người khiếm thị là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc và người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?