Khi nào chính thức cấm sử dụng chứng minh nhân dân?
Khi nào chính thức cấm sử dụng chứng minh nhân dân?
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
...
Bên cạnh đó, Bộ Công an đã triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chip từ ngày 01/01/2021 cho nên thời gian tối đa để sử dụng chứng minh nhân dân là đến hết năm 2035.
Tuy nhiên, mới đây theo quy định của Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 thì tại Điều 46 có quy định cụ thể về việc sử dụng chứng minh nhân dân còn thời hạn như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
...
Theo đó, chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng chỉ được sử dụng đến hết năm 2024. Tức là việc sử dụng chứng minh nhân dân từ năm 2025 sẽ là hành vi trái quy định pháp luật và bị cấm
Ngoài ra đối với các chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/06/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/06/2024
Khi nào chính thức cấm sử dụng chứng minh nhân dân? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận căn cước là gì và ai sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định về Giấy chứng nhận căn cước như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
...
Đồng thời tại Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định về giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước như sau:
Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước
1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
...
Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là loại giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp
Người gốc Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước phải là người đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Các loại giấy tờ sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước là gì?
Theo Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau:
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
...
Theo đó, trong thẻ căn cước của công dân sẽ được tích hợp các loại giấy tờ sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy phép lái xe
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Giấy tờ khác
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?