Năng lượng tái tạo là gì? Các loại năng lượng tái tạo hiện nay gồm những năng lượng nào?
Năng lượng tái tạo là gì? Các loại năng lượng tái tạo hiện nay gồm những năng lượng nào?
Theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (đã hết hiệu lực) quy định về năng lượng tái tạo như sau:
Phát triển năng lượng tái tạo
1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.
2. Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.
Theo đó, có thể thấy năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác
Có rất nhiều loại năng lượng tái tạo hiện nay, nhưng những loại phổ biến nhất bao gồm:
- Năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời được tạo ra từ ánh sáng của mặt trời. Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để tạo ra điện, sưởi ấm và làm mát.
- Năng lượng gió: Năng lượng gió được tạo ra từ gió. Năng lượng gió có thể được sử dụng để tạo ra điện.
- Thủy điện: Thủy điện được tạo ra từ dòng chảy của nước. Thủy điện có thể được sử dụng để tạo ra điện.
- Năng lượng sinh khối: Năng lượng sinh khối được tạo ra từ các vật liệu hữu cơ, chẳng hạn như gỗ, rác thải nông nghiệp và chất thải đô thị. Năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để tạo ra điện, nhiệt và nhiên liệu.
- Năng lượng địa nhiệt: Năng lượng địa nhiệt được tạo ra từ nhiệt bên trong Trái đất. Năng lượng địa nhiệt có thể được sử dụng để tạo ra điện, sưởi ấm và làm mát.
- Năng lượng thủy triều: Năng lượng thủy triều được tạo ra từ chuyển động của thủy triều. Năng lượng thủy triều có thể được sử dụng để tạo ra điện.
Năng lượng tái tạo là gì? Các loại năng lượng tái tạo hiện nay gồm những năng lượng nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước yêu cầu sử dụng năng lương tái tạo như thế nào trong chính sách bảo vệ môi trường?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
....
Theo đó, trong chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường thì có yêu cầu phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường
Ngoài ra theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động sau nhằm bảo vệ môi trường:
[1] Hoạt động xây dựng (theo Điều 64)
[2] Hoạt động giao thông vận tải (theo Điều 65)
[3] Hoạt động quản lý chất thải (theo Điều 72)
Nhiệm vụ phát triển dịch vụ về năng lượng tái tạo của nước ta trong chuyển đổi năng lượng công bằng gồm những gì?
Theo Tiểu mục 3 Mục 3 Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 quy định về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo như sau:
- Triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý.
- Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
- Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường.
- Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước.
- Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Năng lượng tái tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?