Tổ thẩm định liên ngành trong hoạt động đặc xá do ai thành lập, gồm những ai?
Tổ thẩm định liên ngành trong hoạt động đặc xá do ai thành lập, gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 10 Luật Đặc xá 2018 quy định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành như sau:
Thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành
1. Khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Bộ Công an;
đ) Bộ Quốc phòng;
e) Bộ Tư pháp;
g) Bộ Ngoại giao;
h) Văn phòng Chính phủ;
i) Văn phòng Chủ tịch nước;
k) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.
2. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an.
Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giúp Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Bộ Công an;
đ) Bộ Quốc phòng;
e) Bộ Tư pháp;
g) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.
Theo đó, tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.
Tổ thẩm định liên ngành trong hoạt động đặc xá do ai thành lập, gồm những ai? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Đặc xá 2018 quy định về thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá cụ thể:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.
2. Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Như vậy, việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành được thực hiện như sau:
- Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Luật Đặc xá 2018 gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.
- Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Luật Đặc xá 2018 để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định
Sau đó, chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Luật Đặc xá 2018.
Quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Đặc xá 2018 quy định người được đặc xá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
[1] Người được đặc xá có quyền sau đây:
- Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
- Được chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giúp đỡ để hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống;
- Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
[2] Người được đặc xá có nghĩa vụ sau đây:
- Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú hoặc làm việc;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
[3] Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Đặc xá 2018, phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Đặc xá 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?