Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không?

Cho tôi hỏi, Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không? anh Danh (Hải Phòng)

Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không?

Căn cứ quy định Điều 5 Luật Đặc xá 2018 quy định về thời điểm đặc xá như sau:

Thời điểm đặc xá
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn của đất nước, đây cũng là thời điểm để Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá.

Ngày Giải phóng miền Nam 30/04 có phải là thời điểm đặc xá không?

Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền quyết định đặc xá?

Căn cứ quy định Điều 8 Luật Đặc xá 2018 quy định về trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá như sau:

Trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá. Tờ trình và dự thảo Quyết định về đặc xá phải được trình Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước thời điểm đặc xá để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá.

Như vậy, Chủ tịch nước là người có quyền quyết định đặc xá. Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá.

Các trường hợp nào không được đặc xá?

Căn cứ quy định Điều 12 Luật Đặc xá 2018 quy định về các trường hợp không được đề nghị đặc xá như sau:

Các trường hợp không được đề nghị đặc xá
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;
2. Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
3. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
4. Trước đó đã được đặc xá;
5. Có từ 02 tiền án trở lên;
6. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Như vậy, các trường hợp không được đề nghị đặc xá bao gồm:

- Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;

- Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;

- Trước đó đã được đặc xá;

- Có từ 02 tiền án trở lên;

- Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Trân trọng!

Đặc xá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đặc xá
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ thẩm định liên ngành trong hoạt động đặc xá do ai thành lập, gồm những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Một năm có bao nhiêu đợt đặc xá?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng nào không được đề nghị đặc xá dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Hỏi đáp pháp luật
Làm thế nào để được đặc xá ?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được đặc xá
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện được đề nghị đặc xá
Hỏi đáp pháp luật
Những phạm nhân nào được đặc xá?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về đặc xá và chế độ thăm phạm nhân
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp tù nhân được đặc xá
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đặc xá
Đinh Khắc Vỹ
990 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đặc xá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào