Để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Chào anh chị, cho tôi hỏi để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào? Câu hỏi của anh Huy ở Long An

Để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có quy định về việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:

- Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

- Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

- Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

Đối với trường hợp xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp để nhà nước tiến hành giao đất nông nghiệp cho cá nhân, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ cần đáp ứng điều kiện không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

Để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào? (Hình từ Internet)

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu?

Tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:

Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
...

Theo đó, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ là:

- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được mua đất trồng lúa hay không?

Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Theo đó, theo quy định hiện nay, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được mua đất trồng lúa (không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa).

Lưu ý: Nội dung bài viết trên được viết theo nội dung của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2013. Hiện nay, Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thì Luật Đất đai 2013 sẽ hết hiệu lực thi hành.

Trân trọng!

Sản xuất nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sản xuất nông nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Người hưởng lương hưu có được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hữu cơ là gì? Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để xác định một người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sản xuất nông nghiệp
Huỳnh Minh Hân
508 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sản xuất nông nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất nông nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào