06 quyền của bệnh nhân khi khám chữa bệnh từ 2024 có gì mới?
06 quyền của bệnh nhân khi khám chữa bệnh từ 2024 có gì mới?
Theo nội dung tại Chương 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các quyền và nghĩa vụ của người bệnh (hay bệnh nhân) thì bệnh nhân sẽ có các quyền sau:
[1] Quyền được khám chữa bệnh (theo Điều 9)
[2] Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh (theo Điều 10)
[3] Quyền được lựa chọn trong khám chữa bệnh (theo Điều 11)
[4] Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám chữa bệnh (theo Điều 12)
[5] Quyền được từ chối khám chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh (theo Điều 13)
[6] Quyền kiến nghị và bồi thường (theo Điều 14)
Tại Chương 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quyền của người bệnh như sau:
[1] Quyền được khám chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế (Điều 7)
[2] Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư (Điều 8)
[3] Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám chữa bệnh (Điều 9)
[4] Quyền được lựa chọn trong khám chữa bệnh (Điều 10)
[5] Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám chữa bệnh (Điều 11)
[6] Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh (Điều 12)
Như vậy, về quyền của bệnh nhân theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh mới thì bệnh nhân sẽ có thêm 1 quyền là quyền kiến nghị và bồi thường
Ngoài ra đối với quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh thì các biểu hiện của quyền còn được bổ sung thêm là hông bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám chữa bệnh.
Các quyền và biểu hiện về quyền của người bệnh đã được Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định rõ ràng hơn và cụ thể hơn so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
06 quyền của bệnh nhân khi khám chữa bệnh từ 2024 có gì mới? (Hình từ Internet)
Thực hiện quyền của người bệnh mất năng lực hành vi dân sự sẽ theo ý kiến của ai?
Theo Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân như sau:
Việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân
1. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó đã có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện theo nguyện vọng của người bệnh.
2. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện như sau:
a) Nếu có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;
b) Nếu không có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, trường hợp người bệnh là người mất năng lực hành vi dân sự thì việc thực hiện quyền của người bệnh sẽ thực hiện như sau:
[1] Đối với người bệnh trước đó đã có văn bản thể hiện nguyện vọng: thực hiện theo văn bản của người bệnh
[2] Đối với người bệnh trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng:
- Nếu có người đại diện: thực hiện theo quyết định của người đại diện
- Nếu không có người đại diện thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám chữa bệnh
Bác sĩ có thể bị đình chỉ hành nghề trong những trường hợp nào?
Theo Điều 34 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về đình chỉ hành nghề như sau:
Đình chỉ hành nghề
1. Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
c) Không đủ sức khỏe để hành nghề.
2. Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, bác sĩ sẽ bị đình chỉ hành nghề khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
- Không đủ sức khỏe để hành nghề.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?