Các bước tiến hành thử bột sắn thực phẩm theo TCVN 8796:2011 như thế nào?
Bột sắn thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu gì theo TCVN 8796:2011?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8796:2011 có quy định bột sắn thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu sau:
(1) Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu cảm quan của bột sắn thực phẩm được quy định trong bảng sau:
(2) Yêu cầu về các chỉ tiêu lý-hóa
Các chỉ tiêu lý-hóa đối với bột sắn thực phẩm được quy định trong bảng sau:
(3) Yêu cầu về cỡ hạt
Tùy theo yêu cầu, bột sắn thực phẩm có thể chia làm 2 loại theo kích thước cỡ hạt như sau:
Loại A: có ít nhất 90% lọt qua sàng có đường kính lỗ sàng 0,60 mm.
Loại B: có ít nhất 90% lọt qua sàng có đường kính lỗ sàng 1,20 mm.
(4) Yêu cầu vệ sinh
- Dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong bột sắn thực phẩm: theo quy định hiện hành.
- Hàm lượng kim loại nặng trong bột sắn thực phẩm: theo quy định hiện hành.
- Bột sắn thực phẩm không được chứa độc tố nấm mốc vượt quá mức cho phép theo quy định hiện hành.
- Bột sắn thực phẩm không được chứa vi sinh vật vượt quá mức cho phép theo quy định hiện hành.
- Khuyến cáo sản phẩm bột sắn thực phẩm áp dụng các quy định của tiêu chuẩn này cần được sản xuất phù hợp với các mục tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969; Rev. 4-2003).
(TCVN 5603:2008 hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023)
Các bước tiến hành thử bột sắn thực phẩm theo TCVN 8796:2011 như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu bột sắn thực phẩm được lấy để thí nghiệm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8796:2011 có quy định về lấy mẫu và chuẩn bị mẫu như sau:
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
5.1. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999). Mẫu gửi đến phòng thí nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị suy giảm chất lượng hay bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
5.2. Chuẩn bị mẫu
Trộn cẩn thận đã được lấy theo 5.1 cho tới khi đồng nhất và giảm khối lượng bằng dụng cụ chia mẫu cho tới khi khối lượng mẫu còn khoảng 300 g. Chuyển mẫu vào các hộp đựng mẫu có nắp kín. Trong thời gian chuẩn bị mẫu, cần chú ý phát hiện xem mẫu có mùi lạ hay có côn trùng sống hay không. Ghi chép lại tất cả những nhận xét ban đầu đó.
Như vậy, mẫu bột sắn thực phẩm được lấy để thí nghiệm phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Là mẫu đại diện;
- Không bị suy giảm chất lượng hay bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Các bước tiến hành thử bột sắn thực phẩm theo TCVN 8796:2011 như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8796:2011 có quy định về các bước tiến hành thử bột sắn thực phẩm như sau:
Bước 1: Chuyển hoàn toàn phần tro thu được vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml và hòa tan bằng 50 ml dung dịch axit clohydric 10%.
Bước 2: Đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ và đun trên bếp cách thủy trong vòng 15 min. Sau đó lọc dung dịch nóng qua giấy lọc không tro. Dùng nước cất lửa và tráng cốc cho đến khi hết ion clo trong dịch lọc (thử bằng dung dịch bạc nitrat).
Bước 3: Cho giấy lọc cùng với cặn vào chén nung có nắp (đã được nung ở nhiệt độ 550 oC trong 1h và cân chính xác đến 0,001 g để biết khối lượng). Bỏ nắp chén và cho vào lò nung ở nhiệt độ 550 oC trong 1h. Lấy ra, đậy nắp chén, làm nguội chén trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân, chính xác đến 0,001 g.
Lặp lại quá trình nung mẫu cho đến khi chênh lệch khối lượng của 2 lần cân không lớn hơn 0,001g.
Việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển bột sắn thực phẩm được quy định như thế nào?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8796:2011 có quy định việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển bột sắn thực phẩm được quy định như sau:
(1) Bao gói
Bao chứa bột sắn phải sạch, khô, bền chắc và đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì phải được làm từ những vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng, không chứa độc tố hoặc có mùi ảnh hưởng đến sản phẩm. Khối lượng các bao của lô hàng phải đồng đều.
(2) Ghi nhãn
Trên mỗi bao bột sắn phải ghi tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc người đóng gói, vụ sản xuất, loại bột sắn, khối lượng tịnh và phải phù hợp với quy định trong TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005).
(Hiện nay, TCVN 7087:2008 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn)
(3) Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển bột sắn phải khô sạch không có mùi lạ, phải đảm bảo chống ẩm ướt, duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển bột sắn lẫn với các loại hàng hóa khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bột sắn.
(4) Bảo quản
Bảo quản bột sắn trong kho phải đóng bao. Không bảo quản ở dạng đổ rời.
Các bao bột sắn được xếp bảo đảm thông thoáng trong kho.
Kho trước khi chứa bột sắn phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo quy định hiện hành. Nền kho phải được kê lót bằng các bục kê.
Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và sinh vật hại. Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm, không bị đọng nước.
Mỗi ngăn kho, hoặc lô hàng phải có phiếu ghi khối lượng, chất lượng, thời gian nhập kho, tên kho, số ngăn kho hoặc số lô hàng, tên người nhập kho và tên người bảo quản.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho, không để nước đọng quanh nhà kho.
Thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện trong kho có côn trùng gây hại thì phải xử lý bằng các phương pháp khử trùng cho phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?