Lợn giống nội có yêu cầu về ngoại hình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013?
Lợn giống nội có yêu cầu về ngoại hình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 quy định yêu cầu về ngoại hình của lợn giống nội như sau:
- Giống lợn Móng cái:
+ Màu sắc lông: Đầu, lưng và mông có màu đen. Giữa trán có 1 điểm trắng hình nêm.
+ Vai có một dải lông da màu trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và 4 chân, tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình cái yên ngựa.
+ Giữa phần đen và trắng có một đường viền mờ, ở đó có da trắng và lông đen. Lông thưa và thô.
+ Thân hình cân đối, lưng võng, bốn chân chắc khỏe, gốc đuôi to.
+ Đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn. Có nếp nhăn to, ngắn ở mặt và miệng.
- Giống lợn Mường Khương:
+ Màu sắc lông: Đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân.
+ Lông thưa và mềm.
+ Thân hình cân đối, có tầm vóc to, bốn chân to cao vững chắc.
+ Lưng hơi võng, bụng to nhưng không sệ tới sát đất.
+ Đầu to, mõm dài, thẳng.
+ Trán nhăn, tai to cúp rủ về phía trước.
Lợn giống nội có yêu cầu về ngoại hình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013? (Hình từ Internet)
Phương pháp kiểm tra lợn giống nội theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 quy định phương pháp kiểm tra:
Phương pháp kiểm tra:
4.1. Xác định ngoại hình: Quan sát bằng mắt thường.
4.2. Xác định năng suất:
4.2.1. Xác định khả năng tăng khối lượng trên ngày
Được tính bằng tổng khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra (gam) chia cho số ngày kiểm tra của cá thể lợn hậu bị đực, cái.
Sử dụng cân bàn, cân đĩa hoặc cân móc treo. Cân lợn vào buổi sáng, trước khi cho ăn và vệ sinh.
4.2.2. Xác định khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn kiểm tra cá thể chia cho khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực, cái.
...
Như vậy, phương pháp kiểm tra lợn giống nội như sau:
(1) Xác định ngoại hình: Quan sát bằng mắt thường.
(2) Xác định năng suất:
- Xác định khả năng tăng khối lượng trên ngày:
+ Được tính bằng tổng khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra (gam) chia cho số ngày kiểm tra của cá thể lợn hậu bị đực, cái.
+ Sử dụng cân bàn, cân đĩa hoặc cân móc treo. Cân lợn vào buổi sáng, trước khi cho ăn và vệ sinh.
- Xác định khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn kiểm tra cá thể chia cho khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực, cái.
- Xác định độ dày mỡ lưng: Dùng máy đo siêu âm để đo khi kết thúc kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực và cái khi khối lượng lợn đạt khoảng 60 kg tại vị trí xương sườn cuối cùng, cách xương sống 6,0 cm về hai bên.
- Xác định số con sơ sinh sống/ổ: Được tính bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 h của mỗi ổ.
- Xác định số con cai sữa/ổ: Được tính bằng cách đếm số lợn con tách mẹ lúc khoảng 40 đến 50 ngày tuổi.
- Xác định khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh: Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, tính bằng kilogam trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra.
- Xác định khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc tách mẹ, tính bằng kilogam.
- Xác định tuổi đẻ lần đầu: Được tính tại thời điểm lợn nái bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.
- Xác định số lần đẻ trung bình/nái/năm: Tổng số lứa đẻ trong năm chia cho tổng số lợn nái có trong trại trong một năm.
- Xác định lượng xuất tinh:
+ Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có chia vạch đến mililít để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy.
+ Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.
- Xác định hoạt lực tinh trùng:
+ Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm.
+ Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm.
- Xác định nồng độ tinh trùng:
+ Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm hồng, bạch cầu hoặc các phương pháp khác đã được công nhận.
+ Pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống bạch cầu.
- Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh với hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng.
- Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bằng phương pháp xác định số lượng tinh trùng có hình dạng khác thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm màu đã được đếm.
- Xác định tỷ lệ thụ thai bằng tỷ lệ giữa số lợn nái thụ thai và tổng số lợn nái được phối giống.
- Xác định bình quân số con sơ sinh sống/ổ: Được tính bằng tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 h của các lợn nái do một lợn đực phối giống chia cho số lượng lợn nái đẻ.
- Xác định bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh: Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh được tính bằng tổng khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, được cân trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra chia cho số lượng lợn con đẻ ra.
Lợn đực hậu bị giống có yêu cầu về năng suất như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 quy định yêu cầu về năng suất của lợn đực hậu bị giống như sau:
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?