Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024?

Tôi có một vấn đề cần được tư vấn: Anh chị có thể hướng dẫn tôi cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024 đầy đủ, chi tiết nhất không? Mong được giải đáp!

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024?

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc. Sơ yếu lý lịch tự thuật dùng để cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản về cá nhân, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của ứng viên.

Sơ yếu lý lịch tự thuật có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Thông qua sơ yếu lý lịch tự thuật, nhà tuyển dụng có thể nắm được những thông tin sau:

- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, dân tộc, tôn giáo,...

- Trình độ học vấn: Các trường học đã theo học, thời gian học,...

- Kinh nghiệm làm việc: Các vị trí đã làm việc, thời gian làm việc,...

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật tương ứng: tải về

Sau đây là hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024 chi tiết cho từng phần:

Ảnh chân dung: Dán ảnh với kích thước 4x6 cm (chụp trong 06 tháng gần nhất)

I. Thông tin bản thân

(1) Họ và tên: Cần ghi chữ in hoa như trong CMND/CCCD.

Giới tính: Ghi nam hoặc nữ (đúng giới tính như trong giấy khai sinh).

(2) Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh.

(3) Nguyên quán: Ghi khớp với thông tin trên CMND/CCCD.

(4) Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) đăng ký thường trú.

(5) Chỗ ở hiện nay: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi đang ở hiện tại.

(6) Điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại đang dùng liên hệ.

(7) Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc theo giấy tờ tùy thân. Ví dụ: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, ...

Tôn Giáo: Ghi rõ tôn giáo mà đang theo. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”.

(8) Số CCCD/CMND: ghi số trên thẻ CCCD/CMND.

(9) Trình độ văn hóa: ví dụ 12/12 nếu đã học hết lớp 12 hoặc 10/12 nếu học hết lớp 10.

(10) Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: ghi rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn.

(11) Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu chưa vào Đảng thì có thể bỏ qua không điền.

(12) Khen thưởng/Kỷ luật: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm hình thức khen thưởng. Trường hợp kỷ luật thì ghi tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.

(13) Sở trường:

II. Quan hệ gia đình: ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột.

III. Tóm tắt quá trình đào tạo: ghi ngày tháng năm, tên trường/cơ sở đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo và văn bằng chứng chỉ.

IV. Tóm tắt quá trình công tác: ghi ngày tháng năm, đơn vị công tác, chức vụ.

Xác nhận của địa phương

Ký, ghi rõ họ tên.

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024?

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc năm 2024? (Hình từ Internet)

Thời gian thử việc tối đa cho người lao động là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo đó, thời gian thử việc tối đa hiện nay của người lao động được quy định như sau:

- Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: tối đa 180 ngày;

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: tối đa 60 ngày;

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: tối đa 30 ngày;

- Đối với công việc khác: tối đa 06 ngày.

Người lao động đang thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...

Theo đó, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là có sự giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Do vậy, thử việc 02 tháng theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người thử việc theo hợp đồng lao động (có nội dung thử việc) thì sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào