Tranh chấp quyền sở hữu với bất động sản tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài thì có được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài không?
- Tranh chấp quyền sở hữu với bất động sản tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài thì có được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài không?
- Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án khi xảy ra tranh chấp liên quan đến bất động sản như thế nào?
- Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch như thế nào?
Tranh chấp quyền sở hữu với bất động sản tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài thì có được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng như sau:
Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
...
4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
...
Qua đó có thể thấy thông thường khi giao kết hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc pháp luật áp dụng. Tuy nhiên trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu là pháp luật của nước nơi có bất động sản
Tức là trường hợp tranh chấp quyền sở hữu với bất động sản nhưng bất động sản ở Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam.
Tranh chấp quyền sở hữu với bất động sản tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài thì có được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án khi xảy ra tranh chấp liên quan đến bất động sản như thế nào?
Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
...
Theo đó, khi xác định thẩm quyền của tòa án khi xảy ra tranh chấp đất đai là tòa án nơi có bất động sản.
Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch như thế nào?
Theo Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch như sau:
[1] Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.
[2] Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?