Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về bảng kê khai chi phí sản xuất như sau:

Dưới đây là mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

Tải về, mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?

Mẫu bảng kê khai chi phí sản xuất khi xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có được yêu cầu người người khai hải quan nộp bảng kê khai chi phí sản xuất hay không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 19 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:

Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
.....
2. Trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan nộp 01 bản chụp các tài liệu sau để chứng minh:
a) Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
b) Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II;
c) Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;
d) Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “chuyển đổi mã số hàng hóa”.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu, người khai hải quan không nộp các chứng từ chứng minh hoặc nộp các chứng từ chứng minh nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị cơ quan hải quan thực hiện xác minh thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, cơ quan hải quan gửi đề nghị bằng văn bản giấy và người khai hải quan nộp bản giấy các chứng từ trên.
....

Như vậy, trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan nộp 01 bản chụp các tài liệu sau để chứng minh:

- Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;

- Bảng kê khai chi phí sản xuất;

- Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;

- Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “chuyển đổi mã số hàng hóa”.

Do đó trong trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan được quyền yêu cầu người khai hải quan nộp bảng kê khai chi phí sản xuất.

Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được áp dụng khi nào?

Căn cứ quy định Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

Theo đó biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được áp dụng khi hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:

- Đối với biện pháp cấm xuất khẩu hàng hóa:

+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đối vói biện pháp cấm nhập khẩu hàng hóa:

+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

+ Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trân trọng!

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất xứ hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục X bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo hiệp định RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ khi nào? Xác minh xuất xứ hàng hóa theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là hàng hóa có xuất xứ? Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
C/O là gì? Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất xứ hàng hóa
Đinh Khắc Vỹ
968 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào