Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có được thuê tổ chức khác thực hiện quản lý không?
Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có được thuê tổ chức khác thực hiện quản lý không?
Căn cứ quy định Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án như sau:
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án
1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án.
......
Như vậy, theo quy định thì chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên trong trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định để tham gia quản lý dự án.
Do đó chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được thuê tổ chức khác thực hiện quản lý nếu tổ chức được thuê đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có được thuê tổ chức khác thực hiện quản lý không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng cần có điều kiện năng lực như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 94 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Theo đó tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
- Hạng 1:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 1;
+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng hạng 1 phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
- Hạng 2:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng 2 trở lên;
+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng 2 trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.
- Hạng 3:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng 3 trở lên;
+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng 3 trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 66 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm có:
- Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc;
- Khối lượng công việc;
- Chất lượng xây dựng;
- Tiến độ thực hiện;
- Chi phí đầu tư xây dựng;
- An toàn trong thi công xây dựng;
- Bảo vệ môi trường trong xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
- Quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?