Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật có được kết nạp đảng không?
Đảng viên dự bị là các đối tượng nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
...
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Tại Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định:
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Như vậy, đảng viên dự bị là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng được kết nạp vào Đảng và đang trong thời gian mười hai tháng dự bị.
Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật có được kết nạp đảng không? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật có được kết nạp đảng không?
Căn cứ Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 35.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Theo quy định trên, đảng viên dự bị có 02 hình thức kỷ luật: khiển trách và cảnh cáo.
Đảng viên dự bị trước khi được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
Sau khi kết thúc thời kỳ dự bị thì có 02 trường hợp xảy ra đối với Đảng viên dự bị:
- Nếu Đảng viên dự bị đủ tư cách Đảng viên thì được xét công nhận đảng viên chính thức.
- Nếu Đảng viên dự bị không đủ tư cách Đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị và không được xét chuyển chính thức.
Như vậy, Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật vẫn có thể được kết nạp Đảng nếu như hành vi vi phạm chưa đến mức xét không đủ tư cách và xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng gồm những gì?
Căn cứ Tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng, bao gồm:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
- Đơn xin vào Đảng.
- Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Lý lịch đảng viên.
- Phiếu đảng viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?