Có mấy loại vốn hóa? Cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp mới nhất 2024?
Vốn hóa được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về vốn hóa. Tuy nhiên, có thể hiểu vốn hóa là tổng giá trị hiện tại của một công ty, được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường.
Vốn hóa được sử dụng để đánh giá quy mô của một công ty và đo lường giá trị của các cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Theo đó, một công ty có vốn hóa lớn hơn thường được xem là một công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp hoặc kinh tế quốc gia.
Có mấy loại vốn hóa? Cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Có mấy loại vốn hóa?
Về cơ bản, vốn hóa được chia làm 2 loại: Vốn hóa trong ngành kế toán và vốn hóa trong ngành tài chính.
[1] Vốn hóa trong kế toán
Trong kế toán, vốn hóa là quá trình ghi nhận một chi phí như một tài sản trên bảng cân đối kế toán, thay vì ghi nhận là một khoản chi phí trên báo cáo thu nhập. Vốn hóa thường được áp dụng đối với các chi phí có giá trị lớn và có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nhiều năm.
Ví dụ, chi phí mua sắm thiết bị được vốn hóa thành tài sản cố định. Chi phí này được ghi nhận vào tài khoản "Tài sản cố định" trên bảng cân đối kế toán và được phân bổ dần dần vào chi phí khấu hao trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
Vốn hóa cũng có thể được áp dụng đối với các chi phí phát triển, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí thiết kế sản phẩm mới,... Các chi phí này được vốn hóa thành tài sản vô hình và được phân bổ dần dần vào chi phí sản xuất hoặc bán hàng trong suốt thời gian sử dụng của tài sản vô hình.
Việc vốn hóa chi phí có thể giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác giá trị tài sản của mình trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, việc vốn hóa cũng có thể dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp bị bóp méo trong một số kỳ kế toán.
[2] Vốn hóa trong tài chính
- Ngoài giá trị sổ sách, giá trị thị trường của một doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư cần lưu tâm trong quá trình phân tích. Giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của vốn.
- Giai đoạn bị thừa hoặc thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi đối với các công ty. Doanh thu của doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả các chi phí vốn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng thiếu vốn.
Cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp mới nhất 2024?
Để tính được vốn hóa của một doanh nghiệp, cần nắm rõ giá cổ phiếu hiện tại và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, cụ thể cách tính vốn hóa của một doanh nghiệp được thực hiện theo công thức như sau:
Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại (X) số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 70 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 30 USD. Tính giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Theo công thức trên, ta có: Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp = 70 triệu * 30 = 210 triệu USD.
Mục tiêu đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt bao nhiêu phần trăm GDP?
Căn cứ Tiết d Tiểu mục 3 Mục 1 Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ trong hoạt động Phê duyệt “Chiến lược tài chính đến năm 2030” như sau:
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
...
d) Phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính
- Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP.
- Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3 - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 - 3,5% GDP.
- Phát triển ổn định thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến năm 2025, đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu.
- Tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực thẩm định giá, từng bước nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định giá.
...
Theo đó, đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Tải trọng của đường bộ được hiểu như thế nào? Điều khiển xe mà tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ 01/01/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Có bao nhiêu nhóm bệnh truyền nhiễm? Danh mục bệnh truyền nhiễm chi tiết nhất?