Made in Vietnam là gì? Thế nào là hàng hoá made in Vietnam?
Made in Vietnam là gì?
Made in Vietnam là cụm từ tiếng Anh có nghĩa là "Sản xuất tại Việt Nam". Nó được sử dụng để chỉ các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Cụm từ Made in Vietnam thường được in trên nhãn mác của sản phẩm, cùng với các thông tin khác như tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, xuất xứ,...
Cụm từ Made in Vietnam có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nó cũng có thể giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Cụm từ Made in Vietnam có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ, cụm từ này có thể được sử dụng trong các văn bản, bài báo, quảng cáo,... để chỉ nơi sản xuất của một sản phẩm.
Ví dụ về made in Vietnam:
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Thế nào là hàng hoá made in Vietnam?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa có xuất xứ:
Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, hàng hóa made in Vietnam là hàng hóa trong các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Là hàng hóa có xuất xứ hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam;
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam;
- Các sản phẩm từ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam;
- Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam;
- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại Việt Nam;
- Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của Việt Nam hoặc những vùng có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
- Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam và được phép treo cờ của Việt Nam.
- Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm trên được đăng ký ở Việt Nam và được phép treo cờ của Việt Nam.
- Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
- Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm trên tại Việt Nam.
(2) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
Made in VietNam là gì? Thế nào là hàng hoá made in Vietnam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những giấy tờ sau:
(1) Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ Tải về
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
Ngoài ra, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ sau dưới dạng bản sao nếu có yêu cầu:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
- Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
- Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
(2) Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ Tải về
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
Ngoài ra, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ sau dưới dạng bản sao nếu có yêu cầu:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
- Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
- Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?
- Tải trọng của đường bộ được hiểu như thế nào? Điều khiển xe mà tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ 01/01/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý của Bộ Quốc phòng?