Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của thanh tra các cấp?
Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của thanh tra các cấp?
Ngày 22/12/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thay thế cho Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV
[1] Vị trí, chức năng của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
[2] Vị trí, chức năng của thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của thanh tra các cấp? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ về thanh tra của Thanh tra tỉnh gồm những gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-TTCP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
5. Về thanh tra:
...
Theo đó, Thanh tra tỉnh sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn trong hoạt động thanh tra như sau:
[1] Hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
[2] Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh;
[3] Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
[4] Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
[5] Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
[6] Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
[7] Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
[8] Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
[9] Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
[10] kiểm tra tính chính xác, hợp pháp đối với kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
[11] Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh.
Nhiệm vụ về thanh tra của Thanh tra huyện gồm những gì?
Theo khoản 6 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-TTCP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra huyện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
....
6. Về thanh tra:
...
Theo đó, Thanh tra huyện sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn trong hoạt động thanh tra như sau:
[1] Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
[2] Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra huyện trong kế hoạch thanh tra của tỉnh;
[3] Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã;
[4] Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao;
[5] Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra huyện và quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thông tư 02/2023/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 10/02/2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?