Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
- Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
- Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định như thế nào?
- Quy định về việc phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như thế nào?
Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 18 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như sau:
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
....
2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
c) Kiểm soát xung đột lợi ích;
d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Như vậy, các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm có:
- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
- Kiểm soát xung đột lợi ích;
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như sau:
Áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
1. Các quy định sau đây được áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện:
a) Nguyên tắc công khai, minh bạch, nội dung công khai, minh bạch, hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Luật này;
b) Kiểm soát xung đột lợi ích quy định tại Điều 23 của Luật này;
c) Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại Điều 72, các điểm a, b và d khoản 3 Điều 73 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định như sau:
- Các quy định sau đây được áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện:
+ Nguyên tắc công khai, minh bạch, nội dung công khai, minh bạch, hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018;
+ Kiểm soát xung đột lợi ích quy định tại Điều 23 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018;
+ Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại Điều 72, các điểm a, b và d khoản 3 Điều 73 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Quy định về việc phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 82 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như sau:
Phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
1. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
2. Cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định tại Mục 3 Chương III của Luật này.
Theo đó quy định về việc phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
- Cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?