Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì?
- Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì?
- Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì?
- Thời hạn kinh doanh đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là bao lâu?
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
......
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
.....
Như vậy, điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm có:
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Đáp ứng tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh như sau:
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh
Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này:
1. Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
2. Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
3. Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
4. Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
5. Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm có:
- Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
- Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thời hạn kinh doanh đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh như sau:
Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh
......
2. Thời hạn kinh doanh
a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này là 05 năm;
b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
Như vậy, đối với dịch vụ chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời gian kinh doanh là 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?