Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất 2024?

Anh chị cho tôi hỏi anh chị có thể giúp tôi soạn 01 file mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất áp dụng cho năm 2024 được không? Mong được giải đáp!

Cấn từ công nợ là gì?

Cấn trừ công nợ hay còn được gọi là Bù trừ công nợ (tiếng Anh là Clearing Debts) được hiểu là những giao dịch, hay hoạt động mua bán, cung cấp hàng hoá/dịch vụ giữa các đơn vị với nhau. Những đơn vị này sẽ vừa đóng vai trò như là người mua, vừa đóng vai trò là người bán. Trong quá trình hợp tác đó, nếu có xảy ra giao dịch thì cả hai bên phải tạo một biên bản cấn trừ công nợ.

Hay có thể hiểu đây là một hình thức thanh toán trong đó hai bên có khoản nợ phải thu và phải trả cho nhau sẽ thỏa thuận bù trừ các khoản nợ đó cho nhau. Nghĩa là, bên nào có khoản nợ ít hơn sẽ được bù trừ bằng khoản nợ của bên còn lại. Số tiền chênh lệch còn lại sẽ được thanh toán hoặc tiếp tục bù trừ vào các giao dịch phát sinh tiếp theo.

Bù trừ công nợ là một hình thức thanh toán phổ biến trong các hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ,... giữa các doanh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí thanh toán, đồng thời đơn giản hóa thủ tục thanh toán.

Để bù trừ công nợ, hai bên cần thỏa thuận các nội dung sau:

- Các khoản nợ phải thu và phải trả của mỗi bên.

- Phương thức bù trừ (bằng tiền mặt, chuyển khoản,...).

- Thời hạn bù trừ.

Việc bù trừ công nợ cần được lập thành biên bản bù trừ công nợ. Biên bản này có giá trị pháp lý như một hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015, có thể được sử dụng để làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu có.

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 02 bên mới nhất 2024?

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất 2024?

Biên bản cấn trừ công nợ là một loại văn bản pháp lý, được lập ra giữa hai bên có quan hệ mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoặc các khoản thu chi khác. Biên bản này ghi nhận việc hai bên đồng ý bù trừ các khoản nợ phải thu và phải trả cho nhau.

Biên bản cấn trừ công nợ có giá trị pháp lý như một hợp đồng dân sự, có thể được sử dụng để làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu có.

Biên bản cấn trừ công nợ cần có đầy đủ các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân của hai bên.

- Các khoản nợ phải thu và phải trả của hai bên.

- Số tiền còn phải trả hoặc nhận sau khi bù trừ.

- Ngày lập biên bản.

- Chữ ký của hai bên.

Biên bản cấn trừ công nợ được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

Sau đây là mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất 2024 có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu biên bản cấn trừ công nợ 2 bên mới nhất 2024 tại đây tải về

Khi các bên đàm phán đẩy nhanh thanh toán bù trừ công nợ thì bên đi vay xử lý bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay nước ngoài như thế nào?

Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về phương án sử dụng vốn vay nước ngoài như sau:

Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài
...
4. Nguyên tắc lập bảng kê nhu cầu sử dụng vốn:
a) Đối với mục đích thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc phát sinh từ khoản vay trong nước):
Bên đi vay kê khai tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn các nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn của khoản vay trên cơ sở dự toán số tiền phải trả theo các chứng từ, tài liệu làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán như hóa đơn, thỏa thuận, hợp đồng được ký kết, phát hành trước khi bên đi vay thực hiện rút vốn khoản vay.
Trường hợp vì lý do khách quan như bên thụ hưởng không giao đủ hàng, các bên đàm phán được việc lùi thời hạn thanh toán hoặc đẩy nhanh lịch thanh toán, thanh toán bù trừ công nợ hoặc cơ quan thuế thông báo thay đổi số tiền thuế phải nộp dẫn tới giá trị thanh toán thực tế thay đổi so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó cập nhật bảng kê nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với thực tế và bổ sung thêm các khoản nợ ngắn hạn hợp pháp khác của bên đi vay có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn khoản vay (nếu có);
...

Theo đó, trong trường hợp vì lý do khách quan như việc các bên đàm phán được việc đẩy nhanh thanh toán bù trừ công nợ dẫn tới giá trị thanh toán thực tế thay đổi so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó cập nhật bảng kê nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với thực tế và bổ sung thêm các khoản nợ ngắn hạn hợp pháp khác của bên đi vay có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn khoản vay (nếu có)

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào