Mẫu bảng dự trù kinh phí công đoàn mới nhất 2024?
Mẫu bảng dự trù kinh phí công đoàn mới nhất 2024?
Bảng dự trù kinh phí là một công cụ quan trọng trong việc lập kế hoạch và quản lý chi phí cho một dự án, kế hoạch hoặc hoạt động nào đó. Bảng dự trù kinh phí giúp bạn:
- Xác định tổng số tiền cần thiết để thực hiện dự án, kế hoạch hoặc hoạt động. Điều này giúp có thể lên kế hoạch thu chi phù hợp và tránh bị thâm hụt kinh phí.
- Phân bổ kinh phí cho từng hạng mục công việc hoặc hoạt động. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các công việc hoặc hoạt động đều được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
- Theo dõi và kiểm soát chi phí. Bảng dự trù kinh phí giúp có thể theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh, từ đó phát hiện và kịp thời điều chỉnh các khoản chi không cần thiết.
Bảng dự trù kinh phí thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên dự án, kế hoạch hoặc hoạt động.
- Thời gian thực hiện.
- Các hạng mục công việc hoặc hoạt động.
- Số lượng hoặc đơn vị tính của từng hạng mục công việc hoặc hoạt động.
- Đơn giá của từng hạng mục công việc hoặc hoạt động.
- Thành tiền của từng hạng mục công việc hoặc hoạt động.
- Tổng số tiền dự trù.
Sau đây là mẫu bảng dự trù kinh phí công đoàn mới nhất 2024 có thể tham khảo:
Tải về bảng dự trù kinh phí công đoàn mới nhất 2024 tại đây tải về
Mẫu bảng dự trù kinh phí công đoàn mới nhất 2024? (hình từ Internet)
Mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay là bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Những ai cần phải đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng cần phải đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, các đối tượng cần phải đóng kinh phí công đoàn là:
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các đơn vị sự nghiệp;
- Các doanh nghiệp;
- Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
- Các tổ chức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề luyện thi IOE cấp trường lớp 4 cho học sinh chi tiết?
- Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
- Có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký cư trú từ 10/1/2025 không?
- Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?
- Tải về mẫu bản án dân sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu bản án dân sự sơ thẩm?