Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024?
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024?
Theo quy định Điều 12 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT có quy định hợp đồng O&M đường bộ cao tốc ký kết giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Theo đó, mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 55/2023/TT-BGTVT.
Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng nếu đảm bảo các điều kiện sau:
- Không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
- Không trái với quy định của hồ sơ mời thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc như sau:
Tải Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc tại đây.
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024? (Hình từ Internet)
Quy định về hợp đồng O&M đường bộ cao tốc ra sao?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT, quy định về hợp đồng O&M đường bộ cao tốc bao gồm các nội dung sau:
[1] Doanh nghiệp dự án O&M phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
[2] Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc bao gồm: văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng và phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng bao gồm:
+ Căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án.
+ Thông tin chung về các bên ký kết hợp đồng dự án (cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án).
+ Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý; thời hạn hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Điều kiện chung của hợp đồng bao gồm các nội dung chung được quy định trong các hợp đồng O&M đường bộ cao tốc.
- Điều kiện cụ thể của hợp đồng: làm rõ các nội dung tương ứng với điều kiện chung của hợp đồng O&M đường bộ cao tốc khi áp dụng đối với dự án cụ thể.
- Phụ lục hợp đồng (nếu có): Là một bộ phận cấu thành của hợp đồng dự án. Trường hợp cần thiết, hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
[3] Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết.
Kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hạn nộp ngân sách nhà nước của dự án O&M đường bộ cao tốc là khi nào?
Theo quy định Điều 14 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT quy định về giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước như sau:
- Giá trị nộp ngân sách nhà nước tại hợp đồng dự án căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Thời hạn nộp ngân sách nhà nước của dự án O&M đường bộ cao tốc được xác định như sau:
[1] Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước dưới 1.000 tỷ: Nhà đầu tư được thanh toán tối đa 02 lần. Trong đó.
- Lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 50% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 01 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
- Lần 2 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 03 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
[2] Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ: Nhà đầu tư được thanh toán tối đa 03 lần. Trong đó:
- Lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 40% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 02 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
- Lần 2 thanh toán tối thiểu 30% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 04 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
- Lần 3 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường cao tốc có thể đặt câu hỏi tại đây.