Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không?
Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, Đảng viên dự bị được bình đẳng về các quyền lợi như Đảng viên chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian dự bị thì Đảng viên sẽ không có các quyền được biểu quyết, tự ứng cử và bẩu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng nghĩa, Đảng viên dự bị không được bỏ phiếu trong các cuộc họp chi bộ, tổ chức Đảng.
Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị rèn luyện bao lâu thì được kết nạp thành đảng viên chính thức?
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thời gian rèn luyện của đảng viên dự bị cụ thể như sau:
Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Như vậy, đối với đảng viên dự bị khi muốn trở thành đảng viên chính thức thì phải trải qua thời gian rèn luyện trong thời gian là mười hai tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.
Hồ sơ chuẩn bị để xét đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức gồm những gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định hồ sơ chuẩn bị để xét đảng viên dự bị lên đảng viên chính thức bao gồm các giấy tờ sau đây:
[1] Khi được kết nạp vào Đảng
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
- Đơn xin vào Đảng.
- Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Lý lịch đảng viên.
- Phiếu đảng viên.
[2] Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
- Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ.
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị.
- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ.
- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở.
- Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền.
- Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm.
- Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có).
- Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bản chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...
- Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng.
- Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 3 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
+ Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
+ Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp, quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý;
+ Bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?