04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng?

Cho tôi hỏi: Trường hợp nào luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng? Câu hỏi từ anh Phú - Kiên Giang

04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng?

04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng theo Quy tắc 11 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 bao gồm:

- Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

- Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.

- Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.

- Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019.

04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng?

04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng? (Hình từ Internet)

Luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng cần tuân theo quy tắc nào?

Căn cứ theo Quy tắc 10 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định về tiếp nhận vụ việc của khách hàng như sau:

Tiếp nhận vụ việc của khách hàng
10.1. Khi được khách hàng yêu cầu tiếp nhận vụ việc, luật sư cần nhanh chóng trả lời cho khách hàng biết về việc có tiếp nhận vụ việc hay không.
10.2. Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng khi tiếp nhận vụ việc. Trường hợp biết khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì luật sư thông báo cho họ biết.
...

Theo đó, luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng cần tuân theo 05 quy tắc như sau:

[1] Khi được khách hàng yêu cầu tiếp nhận vụ việc, luật sư cần nhanh chóng trả lời cho khách hàng biết về việc có tiếp nhận vụ việc hay không.

[2] Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng khi tiếp nhận vụ việc. Trường hợp biết khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì luật sư thông báo cho họ biết.

[3] Luật sư chỉ nhận vụ việc theo điều kiện, khả năng chuyên môn của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng.

[4] Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư.

[5] Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung chính khác mà hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp luật.

Quy tắc xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì?

Căn cứ theo Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định quy tắc xung đột về lợi ích như sau:

[1] Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.

Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.

[2] Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết.

[3] Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

- Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;

- Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.

- Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;

- Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;

- Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;

- Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;

- Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6 ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019

- Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3 ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:

- Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;

- Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;

- Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5 ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019

Trân trọng!

Luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản luận cứ bào chữa trong vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền cho luật sư chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư muốn được hành nghề có bắt buộc phải vào một Đoàn Luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha là luật sư thì có thể bào chữa cho con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư có được đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư có được miễn đào tạo nghề đấu giá không? Tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí lớp luật sư học viện Tư pháp 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng luật sư có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luật sư
Nguyễn Thị Hiền
759 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào