Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như thế nào? Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là ngôn ngữ nào? Mong được giải đáp!

Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 62 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, một số cụm từ bị thay thế bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như sau:

(1) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;

(2) Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;

(3) Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;

(4) Chương, mục, điều, khoản, điểm;

(5) Chương, điều, khoản, điểm;

(6) Điều, khoản, điểm.

Lưu ý: Khi trình bày bố cục văn bản quy phạm pháp luật thì:

- Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được dàn đều cả hai lề, kiểu chữ đứng;

- Cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27cm;

- Khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên.

- Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý và phải được trình bày trong một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn, không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.

Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tên. Tên là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như thế nào?

Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình bày bố cục của văn bản theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 68 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định trình bày bố cục của văn bản:

Trình bày bố cục của văn bản
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
...

Như vậy, nguyên tắc trình bày bố cục của văn bản như sau:

(1) Đối với việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục

- Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;

- Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;

- Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;

- Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;

- Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.

(2) Đối với việc trình bày bố cục của văn bản

- Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;

- Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;

- Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;

- Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;

- Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;

- Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;

- Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là ngôn ngữ nào?

Căn cứ Điều 69 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 14 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định sử dụng ngôn ngữ trong văn bản:

Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.
2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt.
3. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
...

Theo quy định trên, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi 08 Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, thay thế nhiều biểu mẫu?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Tố cáo áp dụng năm 2024 là luật nào? Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng chống doping trong hoạt động thể thao được áp dụng từ ngày 09/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư đấu thầu thuốc mới nhất là Thông tư nào? Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu mua sắm tập trung thuốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ thống nhất đề xuất Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08 hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm áp dụng hình thức đàm phán giá được áp dụng từ ngày 15/5/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
480 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào