Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm?
Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
...
Tuy nhiên theo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định về xếp hạng thương tật của thương binh như sau:
Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
- Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.
Bộ Y tế cùng Bộ Thương binh xã hội quy định cụ thể tiêu chuẩn các hạng thương tật mới nói ở trên và việc chuyển đổi từ các hạng cũ sang các hạng mới.
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định cụ thể về việc xếp hạng thương tật cho thương binh.
Theo đó, thương binh 4/4 là các sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.
Thương binh 4/4 được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
- Làm nghĩa vụ quốc tế;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngoài ra, những đối tượng không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp trên thì được xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.
Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 4/4 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi:
Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
...
2. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 4/4 như sau:
STT | Tỷ lệ tổn thương cơ thể | Mức hưởng trợ cấp (đồng/tháng) |
1 | 21% | 1.384.000 |
2 | 22% | 1.451.000 |
3 | 23% | 1.513.000 |
4 | 24% | 1.580.000 |
5 | 25% | 1.648.000 |
6 | 26% | 1.712.000 |
7 | 27% | 1.777.000 |
8 | 28% | 1.846.000 |
9 | 29% | 1.908.000 |
10 | 30% | 1.977.000 |
11 | 31% | 2.041.000 |
12 | 32% | 2.109.000 |
13 | 33% | 2.174.000 |
14 | 34% | 2.240.000 |
15 | 35% | 2.308.000 |
16 | 36% | 2.371.000 |
17 | 37% | 2.435.000 |
18 | 38% | 2.505.000 |
19 | 39% | 2.571.000 |
20 | 40% | 2.635.000 |
Những người được hưởng chính sách như thương binh thì được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với người hưởng chính sách như thương binh như sau:
- Hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng như sau:
+ Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
+ Trợ cấp người phục vụ đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
+ Phụ cấp hằng tháng đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
+ Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng.
Lưu ý: Người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người hưởng chính sách như thương binh.
- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?