Thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại?

Cho tôi hỏi thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại? Câu hỏi từ anh Trọng (Hà Tĩnh)

Thương binh loại A là gì?

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định cụ thể về thương binh loại A.

Tuy nhiên theo tinh thần của Mục A Tiết 1 Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 quy định về xếp hạng thương tật của thương binh như sau:

Những trường hợp quân nhân được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương.
1. Theo điều 7 của Điều lệ, thì thương bình chia làm hai loại: thương binh loại A và thương binh loại B.
Thương bị loại A:
Thương bị loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.
...

Ngoài ra, tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;
...

Như vậy, thương binh loại A là những quân nhân trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại?

Thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại? (Hình từ Internet)

Thương binh có mấy loại?

Theo tinh thần của Mục A Tiết 1 Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 quy định thương binh được chia làm 02 loại. Cụ thể như sau:

(1) Thương binh loại A trong các trường hợp sau:

- Trường hợp bị thương vì chiến đấu với địch như sau:

+ Bị thương trong chiến đấu với địch; tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;

+ Bị thương do địch tra tấn trong lúc bị giam cầm, nhưng vẫn biểu thị trung thành và dũng cảm;

+ Bị thương do địch gây nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, hoặc bị địch ám hại, được cấp trung đoàn hoặc cấp Trung ương trở lên xác nhận.

- Trường hợp là bị thương vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập:

+ Bị thương vì cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang trong cơn nguy hiểm;

+ Bị thương trong một số trường hợp tập luyện quân sự có tính chất nguy hiểm như tập quân sự có tính chất nguy hiểm như tập nhảy dù, lái máy bay, diễn tập chiến đấu… mà thể hiện tinh thần dũng cảm;

+ Bị thương trong khi dò mìn, thử các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ…

(2) Thương binh loại B trong các trường hợp sau:

- Bị thương trong tập luyện quân sự;

- Bị thương trong công tác;

- Bị thương trong học tập;

- Bị thương trong lao động xây dựng và sản xuất;

- Những trường hợp bị thương khác như bị thương ngoài giờ hành chính hoặc bị thương trong giờ làm việc tại nơi làm việc tại doanh trại, nhưng không do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc bị thương không phải do công tác;

Thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định các chế độ ưu đãi mà thương binh được hưởng như sau:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

+ Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

+ Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

+ Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

+ Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng.

+ Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Chế độ ưu đãi sau:

+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Trân trọng!

Thương binh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương binh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn hưởng thêm chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh đồng thời là bệnh binh thì có được hưởng hai chế độ cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh 4/4 là người có tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh loại A là gì? Thương binh có mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh 3/4 là gì? Lương thương binh 3/4 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh loại B được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương thương binh 2/4 hiện nay là bao nhiêu? Thương binh 2/4 và thân nhân được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục khám giám định lại thương tật cho thương binh đang tại ngũ trong quân đội có vết thương đặc biệt tái phát mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Việc công nhận thương binh thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh được hướng dẫn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương binh
Phan Vũ Hiền Mai
4,625 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương binh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào