Ngày của cha là ngày nào? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ra sao?

Cho tôi hỏi: Ngày của cha là ngày nào? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ra sao? Câu hỏi từ chị Trâm - Gia Lai

Ngày của cha là ngày nào?

Ngày của Cha hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Father’s Day là ngày lễ tôn vinh những người làm cha. Tùy thuộc vào phong tục của nhiều nước mà Ngày của Cha sẽ được tổ chức vào thời gian khác nhau. Đây là ngày lễ bổ sung cho những ngày kỉ niệm nhằm tôn vinh cho các thành viên trong gia đình như ngày của mẹ, ngày của anh chị em, ngày của ông bà.

Ngày của Cha thường được biết đến nhiều ở các nước phương Tây. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, ngày này cũng được nhiều người quan tâm.

Ngày của cha năm 2024 rơi vào chủ nhật, ngày 16 tháng 6. Đây là chủ nhật thứ ba của tháng 6 trong năm 2024.

Tại Việt Nam, ngày của cha lại không có ngày cố định mà được quy ước là vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm.

Vào ngày này, con cái có thể dành tặng những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa hoặc đơn giản chỉ là dành thời gian bên cạnh cha để thể hiện tình yêu thương và sự kính trọng của mình.

Ngày của cha là ngày nào? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ra sao?

Ngày của cha là ngày nào? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ra sao? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ như thế nào?

Tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ cụ thể bao gồm:

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
...

Như vậy, hành vi bỏ mặc, không chăm sóc cha già yếu là một trong những hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
2,103 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào