Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Xuất khẩu lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
...
Theo pháp luật hiện nay không quy định về khái niệm xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, có thể hiểu xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hợp đồng này được ký kết giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài hoặc doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung và mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất hiện nay như sau:
Nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động được ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
Tải Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024 Tại đây
Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức sau:
- Ký kết với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Môi giới xuất khẩu lao động chui bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau đối với môi giới xuất khẩu lao động chui.
Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là 15 năm tù giam và mức hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?
- Đề Toán THPT 2025 bao nhiêu câu? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán?