Độ chính xác của hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6625:2000?

Độ chính xác của hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6625:2000? Anh Nghệ - Long An

Độ chính xác của hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6625:2000?

Tại Mục 3 TCVN 6625:2000 định nghĩa chất rắn lơ lửng như sau:

Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau:
3.1. Chất rắn lơ lửng: Chất rắn được lấy ra bằng cách lọc hoặc ly tâm trong những điều kiện qui định (TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2:1989, 4.24.3)).
3.2. Chất rắn hòa tan: Sau khi lọc và cô mẫu đến khô, chất rắn còn lại dưới những điều kiện qui định (TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2:1989, 4.24.1).

Theo đó, căn cứ Mục 11 TCVN 6625:2000 quy định độ chính xác của hàm lượng chất rắn lơ lửng như sau:

11. Độ chính xác
Độ chính xác của hàm lượng chất lơ lửng xác định theo tiêu chuẩn này phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của mẫu hơn là phương pháp sử dụng. Ngoài ra, ảnh hưởng của cách chế tạo cái lọc không thể bỏ qua.
Không có số liệu chung có giá trị cho độ tái lập bởi vì không thể thực hiện nghiên cứu liên phòng thí nghiệm trên một mẫu nước và bảo đảm là mẫu nước đó là hoàn toàn đồng nhất khi tới các phòng thí nghiệm khác nhau. Cần thận trọng với những mẫu nước chứa sinh vật hoặc bùn (như polyme hữu cơ) gây bít cái lọc trong khi vận chuyển và khi thử.
Chi tiết về kết quả của phép thử liên 2 phòng thí nghiệm về độ chính xác được tóm tắt ở phụ lục A.
Những số liệu này không thể dùng cho các khoảng nồng độ và thành phần mẫu khác.

Như vậy, độ chính xác của hàm lượng chất lơ lửng xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6625:2000 phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của mẫu hơn là phương pháp sử dụng.

Ngoài ra, ảnh hưởng của cách chế tạo cái lọc không thể bỏ qua.

Độ chính xác của hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6625:2000? (Hình từ Internet)

Hàm lượng chất rắn lơ lửng được tính như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6625:2000?

Căn cứ Mục 10 TCVN 6625:2000 quy định phương thức tính toán hàm lượng chất rắn lơ lửng như sau:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng, tính bằng miligam trên lit, được tính bằng phương trình

Trong đó

b. là khối lượng cái lọc sau khi lọc, tính bằng miligam;

a. là khối lượng cái lọc trước khi lọc, tính bằng miligam;

V. là thể tích mẫu, tính bằng mililit. Nếu mẫu được cân thì 1 g được xem tương đương với 1 ml.

Báo cáo kết quả theo miligam trên lit với hai số có nghĩa. Kết quả dưới 2 mg/l được báo là "dưới 2 mg/l".

Việc báo cáo kết quả hàm lượng chất rắn lơ lửng gồm những thông tin chủ yếu nào?

Tại Mục 12 TCVN 6625:2000 quy định báo cáo kết quả như sau:

Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả gồm những thông tin sau
a) thời gian và địa điểm thử;
b) nhận dạng mẫu thử;
c) hãng sản xuất và tên của cái lọc được dùng;
d) kết quả;
e) mọi sai lệch khỏi tiêu chuẩn này (xem điều 8) hoặc mọi tình huống ảnh hưởng tới kết quả, thí dụ cái lọc bị bít (xem chú thích 8.6) hoặc thời gian lưu giữ mẫu trước khi phân tích.

Theo đó, việc báo cáo kết quả hàm lượng chất rắn lơ lửng gồm những thông tin:

- Thời gian và địa điểm thử;

- Nhận dạng mẫu thử;

- Hãng sản xuất và tên của cái lọc được dùng;

- Kết quả;

Cách tiến hành hàm lượng chất rắn lơ lửng trong phòng thí nghiệm?

Tại Mục 8 TCVN 6625:2000 quy định cách tiến hành hàm lượng chất rắn lơ lửng, cụ thể:

Bước 1: Để mẫu đạt nhiệt độ phòng

Bước 2: Đảm bảo rằng độ hao khối lượng là nhỏ hơn 0,3 mg trên mỗi cái lọc (xem 5.2).

Bước 3: Để cái lọc đạt cân bằng độ ẩm ở cạnh cân và cân với độ chính xác 0,1 mg trên cân phân tích (5.4). Tránh bụi bám vào cái lọc. Nên để cái lọc trong bình hút ẩm.

Bước 4: Đặt cái lọc vào phễu ở thiết bị lọc (5.1) mặt nhẵn xuống dưới, và nối thiết bị với máy bơm chân không (hoặc áp suất).

Cảnh báo ưáp suất ở các bình thủy tinh lớn có thể gây ra nổ nếu bình có vết xước. Cần có những chú ý an toàn thích hợp.

Bước 5: Lắc bình mạnh và chuyển ngay một thể tích mẫu thích hợp vào ống đong.

Nếu mẫu được chứa đầy bình thì dùng kĩ thuật "trộn giữa hai bình". Chú ý rằng bình thứ hai cần khô và sạch trước khi dùng.

Lấy lượng mẫu sao cho cặn khô trên cái lọc phù hợp với giải khối lượng tối ưu cho việc xác định, khoảng 5 mg đến 50 mg. Cần tránh để thể tích mẫu vượt quá 1 lít. Để kết quả có giá trị, lượng cặn khô cần đạt tối thiểu là 2 mg. Đọc thể tích mẫu với độ chính xác 2% hoặc hơn. Thể tích mẫu nhỏ hơn 25 ml cần phải được xác định bằng cân.

Bước 6: Lọc mẫu, tráng ống đong bằng 20 ml nướccất và dùng lượng nướcnày để rửa cái lọc. Tráng phần trong của phễu bằng 20 ml nướccất khác.

Nếu mẫu chứa trên 1000 mg/l chất rắn hòa tan thì tráng cái lọc ba lần, mỗi lần 50 ml nướccất. Chú ý rửa cả vành cái lọc.

Chú thích ưQuá trình lọc thông thường hoàn thành trong vòng 1 min. Tuy nhiên, một số loại mẫu chứa các chất gây bít cái lọc. Điều đó làm tăng thời gian lọc và kết quả phụ thuộc vào thể tích mẫu. Nếu cái lọc bị tắc thì cần làm lại quá trình xác định với thể tích mẫu nhỏ hơn và cần chú ý khi trình bày kết quả.

Tháo bỏ nguồn chân không (hoặc áp suất ) khi thấy cái lọc đã khô. Cẩn thận gỡ cái lọc khỏi phễu bằng một kẹp tày đầu. Cái lọc có thể được gập lại nếu cần. Đặt cái lọc lên giá sấy (5.5) và sấy trong tủ sấy (5.3) ở 105 oC + 2 oC từ 1 h đến 2 h. Lấy cái lọc ra khỏi tủ sấy, để cho nó cân bằng với không khí xung quanh cân và lại cân nó như trước.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và hiệu quả sử dụng nhiên liệu đối với xe được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7356:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên liệu hóa dược trong bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo TCVN IX:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu chung đối với phòng giám định sinh vật gây hại thực vật được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13734 : 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của cây giống ca cao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684:2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật cây giống hạt giống cà phê theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-2:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu và phương pháp thử đối với vòi hút cao su và chất dẻo được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8060 : 2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống điều hoà không khí được phân loại như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5687:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng thử các tủ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7180-2:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp thép và sản phẩm thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4399:2008?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng khi lắp đặt thang máy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-5:2007?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
634 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào