100% người dân sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh thay thẻ BHYT từ 2025?
- 100% người dân sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh thay thẻ BHYT từ 2025?
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030?
- Thẻ bảo hiểm y tế được tích hợp vào thẻ Căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp sử dụng giấy tờ không?
100% người dân sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh thay thẻ BHYT từ 2025?
Ngày 11/01/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2024 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030.
Trong đó một trong những mục tiêu của Chiến lược là 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế đã được cấp Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh vào năm 2025.
Ngoài ra, tại Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội trên 85%.
- Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị trên 68%.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động:
(1) 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
(2) 95% hồ sơ công việc của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
(3) 100% người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có tài khoản giao dịch điện tử, đã cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số có thể theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tra cứu thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến;
100% người dân sử dụng CCCD đi khám chữa bệnh thay thẻ BHYT từ 2025? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030?
Để đạt được mục tiêu, Chiến lược đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được quy định tại Mục 3 Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
[1] Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
[2] Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển số người tham gia và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
[3] Nâng cao chất lượng công tác dự báo tài chính từng quỹ bảo hiểm trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng chiến lược đầu tư trung hạn, dài hạn, kế hoạch đầu tư từng giai đoạn; hoàn thiện quy trình đầu tư và quản lý rủi ro các quỹ bảo hiểm.
[4] Cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân của công chức, viên chức, người lao động ngành bảo hiểm xã hội.
[5] Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, văn hóa, lối sống, nhu cầu của từng nhóm người tham gia, từng vùng, miền để người dân, người lao động và doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của chính sách, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, đạt sự đồng thuận cao, góp phần tiến tới bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế toàn dân.
[6] Đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực thực hiện và chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hoạt động hiệu lực, hiệu quả
[7] Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử quốc gia.
[8] Tham mưu, tham gia các chương trình đàm phán và ký kết các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chủ động, tích cực tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực an sinh xã hội.
Thẻ bảo hiểm y tế được tích hợp vào thẻ Căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp sử dụng giấy tờ không?
Căn cứ Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau:
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
...
Theo đó, thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp vào thẻ Căn cước cấp từ ngày 01/7/2024 theo đề nghị của công dân.
Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
Do đó, khi tích hợp thông tin thẻ BHYT và thẻ Căn cước, người dân có thể dùng thẻ Căn cước công dân để khám, chữa bệnh và thực hiện các thủ tục về BHYT.
Người dân được tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế vào thẻ Căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- 15 thông tin có thể tra cứu trong cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân từ 10/1/2025?
- Xem điểm thi IOE cấp trường năm 2024 ở đâu? Cách tra cứu kết quả thi IOE cấp trường năm 2024?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?