Khi nào không cần điều tra, xác minh lại trong quá trình xử lý kỷ luật công chức viên chức?
Công chức viên chức vi phạm sẽ có những hình thức xử lý kỷ luật nào?
Đối với công chức viên chức vi phạm thì sẽ có các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng được quy định tại Điều 7 và Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Đối với công chức vi phạm: (Điều 7)
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thì đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ có những hình thức xử lý kỷ luật khác nhau, cụ thể là:
[1] Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
[2] Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Đối với viên chức vi phạm: (Điều 15)
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức thì cũng có sự khác nhau giữa viên chức không giữ chức vụ quản lý và viên chức giữ chức vụ quản lý, cụ thể là:
[1] Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Buộc thôi việc.
[2] Đối với viên chức quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Lưu ý: Viên chức bị kỷ luật còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khi nào không cần điều tra, xác minh lại trong quá trình xử lý kỷ luật công chức viên chức? (Hình từ Internet)
Các trường hợp không phải điều tra, xác minh lại trong quá trình xử lý kỷ luật công chức?
Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy đinh về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
...
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
...
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
...
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Theo đó, khi xử lý kỷ luật công chức mà thuộc 01 trong các trường hợp sau thì sẽ không cần phải điều tra, xác minh lại mà có thể sử dụng ngay kết luận về hành vi vi phạm (nếu có):
[1] Không tổ chức họp kiểm điểm khi xử lý kỷ luật công chức đối với các trường hợp:
- Công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí công chức hiện đang đảm nhiệm.
Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
[2] Không tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật khi xử lý kỷ luật công chức đối với các trường hợp:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định
Các trường hợp không phải điều tra, xác minh lại trong quá trình xử lý kỷ luật viên chức?
Theo Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP thì khi xử lý kỷ luật viên chức mà thuộc 01 trong các trường hợp sau thì sẽ không cần phải điều tra, xác minh lại mà có thể sử dụng ngay kết luận về hành vi vi phạm (nếu có):
[1] Không tổ chức họp kiểm điểm khi xử lý kỷ luật viên chức đối với các trường hợp:
- Viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí viên chức hiện đang đảm nhiệm.
Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
[2] Không tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật khi xử lý kỷ luật viên chức đối với các trường hợp:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
- Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?