Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT phải đáp ứng yêu kỹ thuật như thế nào?

Cho tôi hỏi: Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT phải đáp ứng yêu kỹ thuật như thế nào?- Câu hỏi của anh Tú (Long An).

Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT phải đáp ứng yêu kỹ thuật như thế nào?

Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT, về quy định kỹ thuật đối với quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa như sau:

(1) Yêu cầu chung

- Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến của bệnh vi rút hại lúa và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.

- Đánh giá tình hình và nhận định khả năng phát sinh, phát triển, gây hại của bệnh, vector truyền bệnh vi rút hại lúa trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.

- Thống kê diện tích nhiễm bệnh (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp.

(2) Thiết bị và dụng cụ điều tra

- Khay, khung điều tra.

- Bẫy đèn Compact 40 W, đèn Neon 60 cm.

- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, ống hút rầy, thùng đá.

- Dao, kéo, panh, bút lông dụng cụ đào đất.

- Tuýp nhựa loại 25 và 50 ml có chứa sẵn silicagen tự chỉ thị, Cồn 700 .

- Hộp nhựa nuôi côn trùng được đục thủng nắp hoặc châm kim xung quanh.

- Máy ảnh, sổ ghi chép, bút chì, bút mực, giấy ghi nhãn.

- Tài liệu tham khảo về bệnh vi rút hại lúa (nếu có)

- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.

(3) Yêu cầu khác

- Yêu cầu về cán bộ điều tra

+ Cán bộ điều tra phải có kiến thức cơ bản về bệnh do vi rút gây ra như các loại hình triệu chứng cơ bản của bệnh vi rút, đặc biệt là triệu chứng của những bệnh vi rút hại lúa đã được phát hiện và công bố.

+ Đối với những bệnh mới được phát hiện, cán bộ điều tra phải được đào tạo, tập huấn về cách nhận biết các loại hình triệu chứng.

+ Cán bộ điều tra phải nắm được phương thức lan truyền của bệnh, đặc điểm hình thái, tập tính của vector truyền bệnh.

- Yêu cầu về các thông tin điều tra lấy mẫu

+ Tên giống cây ký chủ hoặc vector

+ Địa điểm điều tra: (ghi rõ cả địa chỉ thôn nếu một xã điều tra nhiều điểm)

+ Ngày điều tra thu mẫu

+ Người điều tra thu mẫu

+ Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ký chủ

+ Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng

+ Mô tả triệu chứng

+ Diện tích nhiễm

+ Mật độ vector (sự xuất hiện của vector truyền bệnh)

- Phiếu gửi mẫu

Các thông tin trong phiếu gửi mẫu, nhãn đính kèm theo mẫu được quy định tại phụ lục số 1 của quy chuẩn này

(4) Yêu cầu về chất lượng mẫu

- Cây lúa bị bệnh

+ Mẫu phải đảm bảo còn tươi, không héo úa, dập nát.

+ Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin điều tra lấy mẫu

- Vector truyền bệnh vi rút

+ Mẫu rầy sống.

+ Mẫu rầy chết phải đảm bảo từng cá thể còn nguyên vẹn không dập nát, thối rữa.

+ Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin điều tra lấy mẫu.

Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT phải đáp ứng yêu kỹ thuật như thế nào?

Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT phải đáp ứng yêu kỹ thuật như thế nào? (Hình từ Internet)

Thu thập mẫu bệnh virus hại lúa theo QCVN 01-140:2013/BNNPTNT được thực hiện theo phương pháp nào?

Tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT có quy định phương pháp thu thập mẫu bệnh virus hại lúa như sau:

(1) Đối với cây ký chủ (bệnh vi rút hại lúa)

- Chọn lựa cây lúa có triệu chứng điển hình với từng loại bệnh vi rút hại lúa, thu thập toàn bộ số cây lúa (cả phần rễ) bị bệnh/1 điểm lấy mẫu.

- Mẫu được rửa sạch phần đất ở rễ, chụp ảnh, cho vào túi nilon giữ ẩm (không buộc kín miếng túi) và ghi k‎ý hiệu mẫu.

- Túi mẫu được bảo quản trong thùng đá để đảm bảo mẫu còn tươi trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng phân tích, giám định.

- Trường hợp mẫu bệnh không được chuyển đến phòng phân tích, giám định ngay; mẫu được rửa sạch, dùng giấy ẩm quấn phần rễ, bảo quản mẫu trong túi giữ ẩm và được giữ ở nơi thoáng mát (hoặc ngăn mát tủ lạnh ở 40C). Hoặc mẫu có thể giữ lại phần đất ở rễ để đảm bảo mẫu bệnh được tươi

(2) Đối với vector truyền bệnh (mẫu rầy)

Thu thập từ ruộng lúa hay từ các bẫy đèn (trong thời gian sinh trưởng của cây lúa và cao điểm rầy hàng tháng) thu thập khoảng 20 – 100 con/bẫy hoặc địa điểm lấy mẫu, phân loại riêng biệt từng loài ghi k‎ý hiệu mẫu.

- Đối với rầy thu thập từ bẫy đèn: rầy được cho ống tuýp nhựa chuyên dùng cho thu mẫu côn trùng khô, nếu chưa gửi về phòng phân tích ngay thì phải bảo quản mẫu trong cồn 700 và để nơi thoáng mát điều kiện mát ở 40C.

- Đối với rầy thu thập từ ngoài đồng: cho rầy vào một hộp nhựa nuôi côn trùng trong hộp đặt một ít cây lúa (hoặc mạ) tươi để rầy bám, rồi chuyển mẫu rầy về phòng phân tích. Trường hợp mẫu rầy chưa được phân tích ngay, có thể bảo quản mẫu rầy trong cồn 700 và để nơi thoáng mát ở 40C trong thời gian không quá 1 tuần sau khi thu thập mẫu ngoài đồng.

Lưu ý: Một số điều cần tránh đối với việc bảo quản mẫu rầy sau khi thu thập: không giữ mẫu ở nhiệt độ phòng, không để mẫu bị ẩm mốc sẽ làm hỏng mẫu rầy.

Mẫu bệnh virus hại lúa phải bảo quản như thế nào nếu thời gian vận chuyển mẫu trên 2 ngày?

Tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT có quy định vận chuyển mẫu bệnh virus hại lúa như sau:

Vận chuyển mẫu
- Mẫu được ghi ký hiệu, đóng gói trong thùng carton và có phiếu gửi mẫu kèm theo cho từng địa điểm. Mẫu được vận chuyển đến cơ quan giám định theo sự phân công của Cục Bảo vệ thực vật.
- Nếu thời gian vận chuyển mẫu trên 2 ngày, mẫu phải được bảo quản trong thùng đá khô, đảm bảo khi đến nơi mẫu phải còn tươi.

Như vậy, nếu thời gian vận chuyển mẫu trên 2 ngày thì mẫu bệnh virus hại lúa phải bảo quản trong thùng đá khô, đảm bảo khi đến nơi mẫu phải còn tươi.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn khí thải và tiếng ồn bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ buồng máy của tất cả các tàu phải được kiểm tra từ ngày 01/12/2024 theo QCVN 26:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàm lượng Nicotin tối đa trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã hs đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chống hà tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào theo QCVN 74:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về kỹ thuật của khung xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 05/12/2024 như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về ghi nhãn thép không gỉ được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kỹ thuật về độ rung theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Lưới độ cao là gì? Cơ quan nào đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc Lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lương Thị Tâm Như
298 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào