Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động?

Anh chị cho tôi hỏi là bên mình có file đơn xin nghỉ phép danh cho người lao động làm việc ở doanh nghiệp không, nếu có có thể cho tôi xin mẫu được không? Mong được giải đáp!

Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động?

Đơn xin nghỉ phép là một loại văn bản hành chính do cá nhân lập ra để gửi lên người có thẩm quyền, nhằm đề nghị được nghỉ làm trong một thời gian nhất định để giải quyết các công việc cá nhân.

Đơn xin nghỉ phép có vai trò quan trọng sau:

- Thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm của người xin nghỉ phép đối với cấp trên, đồng nghiệp, nhà trường hoặc cơ quan.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người xin nghỉ phép giải quyết các công việc cá nhân.

- Giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Đơn xin nghỉ phép thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Người lao động cần nghỉ phép để giải quyết các công việc cá nhân

- Người lao động cần nghỉ phép để tham gia các khóa học, bồi dưỡng chuyên môn

- Người lao động cần nghỉ phép để tham gia các hoạt động xã hội

Đơn xin nghỉ phép có thể được viết tay hoặc đánh máy, nhưng phải được ký tên của người xin nghỉ phép.

Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động có thể tham khảo:

Tải về mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động tại đây tải về

Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động?

Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động? (Hình từ Internet)

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...

Đồng thời tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng được quy định như sau:

- Trong điều kiện làm việc bình thường: 12 ngày làm việc;

- Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày làm việc;

- Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày làm việc.

Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài ra, cứ mỗi 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động thì người lao động lại được tăng thêm 01 ngày nghỉ phép năm.

Cách tính số ngày nghỉ phép đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì sẽ tính ngày nghỉ phép theo công thức như sau:

- Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để hưởng thêm ngày nghỉ phép theo thâm niên:

Số ngày nghỉ phép = số ngày nghỉ hằng năm/12 x số tháng làm việc trên thực tế

- Đối với trường hợp đủ điều kiện để hưởng thêm ngày nghỉ phép theo thâm niên:

Số ngày nghỉ phép = (số ngày nghỉ hằng năm + số ngày được nghỉ thêm theo thâm niên)/12 x số tháng làm việc trên thực tế

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư mời phỏng vấn qua email mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu xác nhận đang làm việc tại công ty mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề xuất tăng lương mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu đơn đề xuất phổ biến nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động làm việc cho làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đi đường mới nhất 2023 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Chu Tường Vy
1,777 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào