Hôn nhân đồng giới là gì? Năm 2024 Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Hôn nhân đồng giới là gì?
Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về giới tính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
...
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính, thường là nam và nam hoặc nữ và nữ.
Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Brazil....
Hôn nhân đồng giới mang lại cho các cặp vợ chồng đồng giới những quyền và lợi ích giống như các cặp vợ chồng khác giới, bao gồm:
- Quyền được kết hôn và ly hôn.
- Quyền thừa kế tài sản của nhau.
- Quyền chăm sóc y tế của nhau.
- Quyền bảo lãnh và nhận con nuôi.
- Quyền bảo hiểm và quyền lợi hưu trí của nhau.
Hôn nhân đồng giới là một vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân là một quyền cơ bản của con người và nên được mở rộng cho tất cả mọi người, bất kể giới tính của họ. Những người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân là một định nghĩa truyền thống chỉ dành cho nam và nữ.
Hôn nhân đồng giới đang trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Số lượng quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang tăng lên và ngày càng có nhiều người ủng hộ hôn nhân bình đẳng.
Hôn nhân đồng giới là gì? Năm 2024 Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không? (Hình từ Internet)
Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
...
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo đó tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh những vẫn đề liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay đã nêu rõ rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính tức là không thừa nhận hôn nhân đồng giới
Tuy nhiên theo quy định cũng đã nêu rõ, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới chứ không cấm hôn nhân đồng giới
Tức là các cặp vợ chồng đồng giới đang sinh sống tại Việt Nam và đã kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp luật nước ngoài thì cũng không phải là vi phạm pháp luật Việt Nam
Những điều cấm trong bảo vệ hôn nhân và gia đình Việt Nam là gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những điều cấm trong bảo vệ hôn nhân và gia đình như sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?