Cách tiến hành xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo theo TCVN 11526:2016 như thế nào?
- Phương pháp xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thiết bị, dụng cụ xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo là gì?
- Cách tiến hành xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo theo TCVN 11526:2016 như thế nào?
Phương pháp xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11526:2016 (ISO 1827:2016) có quy định phương pháp xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thực hiện theo nguyên tắc sau:
(1) Phương pháp A -Xác định modul trượt
Đo lực cần thiết để đạt được dải các biến dạng trượt được xác định trước của một cấu kiện có kích thước tiêu chuẩn bao gồm bốn miếng cao su hình hộp xếp đối xứng và được dán vào bốn tấm cứng song song, các lực tác dụng song song với các bề mặt dán và theo nguyên tắc thường không phải là lực phá hủy, có nghĩa là các giá trị tối đa của chúng thấp hơn đáng kể so với độ bền bám dính.
(2) Phương pháp B - Xác định độ bám dính
Đo lực cần thiết gây nên sự phá hủy cấu kiện như được mô tả trong phương pháp A.
Cách tiến hành xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo theo TCVN 11526:2016 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo là gì?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11526:2016 (ISO 1827:2016) có quy định thiết bị, dụng cụ xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo như sau:
- Thiết bị thử nghiệm, phù hợp với các yêu cầu của ISO 5893, có khả năng đo lực với độ chính xác tương ứng với loại 1, theo định nghĩa trong ISO 5893:2002 và với tốc độ dịch chuyển của đầu kẹp là 5 mm/min (phương pháp A) hoặc 50 mm/min (phương pháp B).
Thiết bị thử nghiệm phải bao gồm dụng cụ đo biến dạng cao su của mẫu thử với độ chính xác đến 0,02 mm.
- Mâm kẹp, để giữ các mẫu thử trong các kẹp, có trang bị khớp nối vạn năng cho phép chỉnh tâm chính xác đường tác động của lực áp dụng.
- Buồng môi trường, thích hợp để thực hiện các thử nghiệm ở nhiệt độ lựa chọn hoặc quy định (xem Điều 10), phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 1592 (ISO 23529).
Cách tiến hành xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo theo TCVN 11526:2016 như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11526:2016 (ISO 1827:2016) có quy định cách tiến hành xác định modul trượt và độ bền bám dính của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo như sau:
(1) Phương pháp A
- Xác định kích thước của các miếng cao su trong mẫu thử. Nếu có thể, phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 1592 (ISO 23529).
Đối với các mẫu thử được chuẩn bị bằng cách lưu hóa trong khuôn đúc, các kích thước khuôn đúc có thể dùng để xác định diện tích của mỗi miếng. Độ dày phải được xác định, bằng cách tính chênh lệch từ các phép đo các tấm cứng và mẫu thử đã đúc. Đối với các mẫu thử được chuẩn bị với các miếng cao su đã đúc sơ bộ, kích cỡ các miếng phải được xác định trước khi dán.
- Sau khi ổn định theo quy định trong Điều 9, lắp ngay mẫu thử vào thiết bị thử nghiệm, cần đảm bảo độ rơ sao cho mẫu có thể tự căn phẳng chiều dài theo hướng của lực ứng dụng.
Đối với một số ứng dụng, có thể cần đến quá trình ổn định cơ học. Trong các trường hợp đó, áp dụng năm chu trình đặt tải trượt liên tiếp từ 0 % đến 30 %. Duy trì mẫu thử tại nhiệt độ thử nghiệm trong quá trình ổn định cơ học và trong quá trình thực hiện thử nghiệm tiếp theo.
- Khi mẫu thử được lắp vào thiết bị thử nghiệm, ngay lập tức đưa thiết bị đo lực và biến dạng về zero trong khi duy trì một lực kéo nhẹ, ví dụ 1 % lực tối đa dự tính. Ngay lập tức áp dụng lực kéo tăng ở tốc độ tách ra của các hàm kẹp là 5 mm/min ± 1 mm/min cho đến khi đạt được biến dạng trượt tối đa là 30 % và ghi lại đường cong lực/biến dạng.
(2) Phương pháp B
- Xác định kích thước của các miếng cao su trong mẫu thử. Nếu có thể, phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 1592 (ISO 23529).
Đối với các mẫu thử được chuẩn bị bằng cách lưu hóa trong khuôn đúc, các kích thước của khuôn có thể sử dụng để xác định diện tích của mỗi miếng. Độ dày phải được xác định, bằng cách tính chênh lệch từ các phép đo các tấm cứng và mẫu thử đã được ép khuôn.
Đối với các mẫu thử được chuẩn bị với các miếng cao su đã được ép khuôn sơ bộ, kích cỡ các miếng phải được xác định trước khi dán.
- Sau khi ổn định theo quy định trong Điều 9, lắp ngay mẫu thử vào thiết bị thử nghiệm, cần thận trọng để đảm bảo độ rơ sao cho mẫu có thể tự định tuyến theo chiều dài với hướng của lực ứng dụng.
Vận hành thiết bị thử nghiệm ở tốc độ tách ra của các hàm kẹp là 50 mm/min ± 5 mm/min cho đến khi mẫu thử bị phá hủy. Ghi lại lực lớn nhất.
Thu lại các mẩu vỡ và kiểm tra các bề mặt bị phá hủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có phải nộp lệ phí trước bạ không?
- Mẫu báo cáo định kỳ tình hình cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước từ 25/12/2024?
- 04 quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi từ 01/01/2025?