Các tính trạng đặc trưng của giống lúa theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì?
- Các tính trạng đặc trưng của giống lúa theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì?
- Phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa theo QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì?
- Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa thực hiện theo phương pháp nào?
Các tính trạng đặc trưng của giống lúa theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-65:2011/BNNPTNT có quy định về tính trạng đặc trưng của giống lúa như sau:
Phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa theo QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì?
Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-65:2011/BNNPTNT có quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa như sau:
Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
(1) Giống khảo nghiệm
- Lượng giống gửi khảo nghiệm
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
+ Giống lúa thuần: 3 kg/giống
+ Giống lúa lai: 3 kg hạt F1/giống
+ Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (A), dòng duy trì tính bất dục (B), dòng phục hồi (R) (đối với lúa lai 3 dòng) và dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ, dòng bố (đối với lúa lai 2 dòng): 2 kg/dòng.
+ Trong trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm yêu cầu tác giả gửi thêm mỗi giống 100 bông. Các bông phải điển hình, sạch sâu bệnh, số hạt trên mỗi bông phải đủ theo yêu cầu thí nghiệm hàng - bông để kiểm tra tính đồng nhất.
- Chất lượng hạt giống
Hạt giống gửi khảo nghiệm có tỷ lệ nẩy mầm, độ sạch, độ ẩm tối thiểu phải tương đương cấp xác nhận 1 theo QCVN 01-54 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa; hạt lai F1 theo QCVN 01-51:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng và QCVN 01-50 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai ba dòng.
Giống khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
- Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm.
(2) Giống tương tự
- Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm (Phụ lục C), tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
- Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:
(a) Lá: sắc tố antoxian của tai lá (Tính trạng 9)
(b) Thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trỗ) (Tính trạng 19)
(c) Thân: Chiều dài (trừ bông), chỉ áp dụng với giống không bò lan (Tính trạng 26)
(d) Hạt gạo lật: Chiều dài (Tính trạng 58)
(e) Hạt gạo lật: Mầu sắc (Tính trạng 61)
(f) Hạt gạo lật: Hương thơm (Tính trạng 65)
Các tính trạng đặc trưng của giống lúa theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-65:2011/BNNPTNT là gì? (Hình từ Internet)
Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa thực hiện theo phương pháp nào?
Tại Tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-65:2011/BNNPTNT có quy định phương pháp đánh giá như sau:
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số ở Phụ lục A.
Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây chọn ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác).
Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
(1) Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
(2) Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.
Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 0,1% (đối với giống thuần, dòng bất dục, dòng duy trì, dòng phục hồi) và 2% (đối với giống lai F1) ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
Đánh giá tính đồng nhất qua thí nghiệm hàng-bông: Giống được coi là đồng nhất khi số hàng-bông có cây khác dạng không vượt quá 2 trong tổng số 50 hàng - bông.
(3) Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất. Một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.
Trong trường hợp cần thiết, có thể khảo nghiệm tính ổn định như sau:
- Đối với giống lúa thường: Trồng thế hệ tiếp theo.
- Đối với giống lúa lai: Gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu.
Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở vụ khảo nghiệm sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở vụ trước.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/09122024/tau-bien.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/241102/khi_thai_cn_sx_thep.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/241026/ct_dau_khi_tren_bien.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-10/19102024/khoan-nen-khong-nuoc.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/15102024/DDKNN.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/241015/ng_khuyet_tat.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang10/1015/thiet-bi-nang.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/241010/chat_deo_cot_soi_thuy_tinh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/10102024/%C4%90%E1%BB%8AA%20L%C3%9D.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang10/1010/phuong-phap-thu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 2025?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên Internet 2025?
- TOEIC bao nhiêu thì được miễn thi ngoại ngữ xét tốt nghiệp THPT 2025?
- CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi 2 đến 5 năm, hưởng chính sách như thế nào?
- Tải về 12 mẫu tờ khai theo Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế 2025?