Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển tổ hợp môn nào?
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển tổ hợp môn nào?
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi procuratorate university (viết tắt là HPU).
Trụ sở chính của Trường đại học đặt tại Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có các khoa sau:
- Các Khoa chuyên môn gồm có:
+ Khoa Lý luận chính trị;
+ Khoa Nhà nước và pháp luật;
+ Khoa Pháp luật hình sự và thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự (gọi tắt là Khoa pháp luật hình sự và kiểm sát hình sự);
+ Khoa Pháp luật dân sự và kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự (gọi tắt là Khoa pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự);
+ Khoa Tội phạm học và điều tra tội phạm;
+ Khoa Pháp luật quốc tế.
- Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội như sau:
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật và quy định của VKSND tối cao nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Theo phương thức tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
A00 (Toán - Lý - Hóa)
A01 (Toán - Lý - Anh)
C00 (Văn - Sử - Địa)
D01 (Toán - Văn - Anh)
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển tổ hợp môn nào? (Hình từ Internet)
Bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
- Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân có nhu cầu cán bộ thì người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên và có các tiêu chuẩn sau thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên có nhiệm kỳ là bao lâu?
Căn cứ Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm kỳ Kiểm sát viên:
Nhiệm kỳ Kiểm sát viên
Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Theo đó, kiểm sát viên có nhiệm kỳ 05 trong trường hợp được bổ nhiệm lần đầu và 10 năm đối với trường hợp bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?