Sửa đổi bổ sung quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu?
Sửa đổi bổ sung quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất?
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 45/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2021/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công Thương quản lý.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 45/2023/TT-BCT sửa đổi bổ sung Điều 4 Thông tư 23/2021/TT-BCT quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất như sau:
[1] Khoáng sản xuất khẩu là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp, đã qua quá trình chế biến, có tên trong Danh mục chủng loại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sau đây:
- Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 23/2021/TT-BCT.
- Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu:
+ Trường hợp gia công hàng hóa (chế biến) cho thương nhân nước ngoài: chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau chế biến thực hiện theo hợp đồng gia công đã ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng gia công tuân thủ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
+ Trường hợp khoáng sản đã qua chế biến từ nguồn gốc nhập khẩu ngoài trường hợp b1 nêu trên: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản tương ứng tại Phụ lục 2 Thông tư 23/2021/TT-BCT
[2] Thương nhân xuất khẩu khoáng sản quy định tại [1] được lựa chọn Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 154/2018/NĐ-CP.
Sửa đổi bổ sung quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Báo cáo xuất khẩu khoáng sản thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 23/2021/TT-BCT quy định về báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản như sau:
Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản
1. Nội dung báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo xuất khẩu khoáng sản thực hiện như sau:
a) Thương nhân lập báo cáo định kỳ hàng quý (có phát sinh xuất khẩu) theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 2 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), Sở Công Thương, Cục Hải quan cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu quý tiếp theo.
b) Sở Công Thương cấp tỉnh (hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ) nơi có thương nhân xuất khẩu khoáng sản lập báo cáo tổng hợp theo 6 tháng và hàng năm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 2 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 7 và ngày 31 tháng 01 hàng năm.
3. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất để phục vụ công tác quản lý, thương nhân có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu.
4. Việc gửi báo gáo về Bộ Công Thương thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp tại văn thư Bộ hoặc qua bưu điện đến Bộ Công Thương hoặc qua địa chỉ email: [email protected].
Như vậy, việc báo cáo xuất khẩu khoáng sản thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân lập báo cáo định kỳ hàng quý (có phát sinh xuất khẩu) gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), Sở Công Thương, Cục Hải quan cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu quý tiếp theo.
Bước 2: Sở Công Thương cấp tỉnh (hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ) nơi có thương nhân xuất khẩu khoáng sản lập báo cáo tổng hợp theo 6 tháng và hàng năm gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 7 và ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Lưu ý: Việc gửi báo gáo về Bộ Công Thương thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp tại văn thư Bộ hoặc qua bưu điện đến Bộ Công Thương hoặc qua địa chỉ email: [email protected].
Người nào phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về người nộp phí như sau::
Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
Như vậy, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
Lưu ý: Thông tư 45/2023/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?