Thế nào là phát triển bền vững? Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn năm 2021 - 2025 như thế nào?
Thế nào là phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là một khái niệm được định nghĩa là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Đây là một mục tiêu toàn cầu được thể hiện qua các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, bao gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu nhằm giải quyết các thách thức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Phát triển bền vững là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau.
Về cơ bản, phát triển bền vững cần đảm bảo sự cân bằng giữa ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trường.
Trụ cột kinh tế cần đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo ra việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trụ cột xã hội cần đảm bảo các quyền cơ bản của con người, như quyền được tiếp cận giáo dục, y tế, nước sạch,...
Trụ cột môi trường cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Để đạt được phát triển bền vững, cần có sự chung tay của tất cả các bên, từ các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đến mỗi cá nhân.
Mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tiết kiệm.
Có 04 nội dung chính của phát triển bền vững như sau:
- Tăng trưởng kinh tế
- Đảm bảo công bằng xã hội
- Bảo vệ môi trường
- Tôn trọng các quyền con người
Mục tiêu cụ thể để phát triển bền vững ở Việt Nam như thế nào?
Theo Mục 2 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 quy định tầm nhìn và Định hướng phát triển như sau:
Tầm nhìn và Định hướng phát triển
...
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
...
Theo đó, mục tiêu cụ thể để phát triển bền vững ở Việt Nam như sau:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn năm 2021 - 2025 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 có định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn năm 2021 - 2025 như sau:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD;
+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%;
+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%;
+ Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
- Về xã hội:
+ Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%;
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%;
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%;
+ Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm;
+ Có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;
+ Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số;
+ Tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi;
+ Tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Về môi trường:
+ Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%;
+ Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%;
+ Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%;
+ Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%;
+ Giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?