Danh sách Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục?
Danh sách Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục?
Dưới đây là danh sách Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục:
[1] Đại học Đà Nẵng.
[2] Đại học Huế.
[3] Đại học Thái Nguyên.
[4] Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
[5] Trường Đại học Cần Thơ.
[6] Trường Đại học Đà Lạt.
[7] Trường Đại học Đồng Tháp.
[8] Trường Đại học Giao thông Vận tải.
[9] Trường Đại học Hà Nội.
[10] Trường Đại học Kiên Giang.
[11] Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[12] Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[13] Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
[15] Trường Đại học Mở Hà Nội (đổi tên từ Viện Đại học Mở Hà Nội).
[16] Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
[17] Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp.
[18] Trường Đại học Ngoại thương.
[19] Trường Đại học Nha Trang.
[20] Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
[21] Trường Đại học Quy Nhơn.
[22] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[23] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[24] Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
[25] Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
[26] Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
[27] Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
[28] Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
[29] Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh.
[30] Trường Đại học Tây Bắc.
[31] Trường Đại học Tây Nguyên.
[32] Trường Đại học Thương mại.
[33] Trường Đại học Việt Đức.
[34] Trường Đại học Vinh.
[35] Trường Đại học Xây dựng.
[36] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
[37] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang.
[38] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh.
[39] Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang.
[40] Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.
[41] Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.
[42] Trường Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh.
Danh sách Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục? (Hình từ Internet)
Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập đại học trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về việc nghỉ học tạm thời, thôi học cụ thể như sau:
Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
2. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Theo đó, sinh viên được bảo lưu kết quả học tập đại học trong trường hợp sau đây:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở đâu thì được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh Đại học?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định thí sinh có hộ khẩu thường trú thuộc các trường hợp dưới đây thì được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh Đại học:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định;
- Học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135;
- Học sinh các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn;
Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?