Trước khi mua nhà thì cần đặt cọc trước bao nhiêu tiền? Không đặt cọc trước có được không?
Trước khi mua nhà thì cần đặt cọc trước bao nhiêu tiền? Không đặt cọc trước có được không?
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự. Đây là việc bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Qua đó, việc đặt cọc sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch là bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc
Tức là việc đặt cọc trước khi mua nhà cũng sẽ dựa trên thỏa thuận giữa bên mua nhà và bên bán nhà. Số tiền đặt cọc cụ thể cũng sẽ do 02 bên tư thống nhất với nhau và thông thường thì trên thực tế, số tiền đặt cọc trước khi mua nhà sẽ dao động từ 10% đến 30% giá trị thực tế của tài sản
Việc đặt cọc trước hay không là do thỏa thuận của các bên nên nếu như khi mua nhà mà các bên giao dịch thống nhất không cần đặt cọc trước thì có thể không đặt cọc trước
Trước khi mua nhà thì cần đặt cọc trước bao nhiêu tiền? Không đặt cọc trước có được không? (Hình từ Internet)
Đặt cọc trước khi mua nhà có cần lập thành hợp đồng không?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, hiện nay không có quy định bắt buộc khi đặt cọc phải lập thành hợp đồng. Tuy nhiên việc lập hợp đồng đặt cọc sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp cũng như là căn cứ xác định lỗi của các bên khi xảy ra tranh chấp. Do đó, nếu các bên có mong muốn thì có thể lập hợp đồng đặt cọc trước tiền mua nhà
Thế nào là hợp đồng đặt cọc?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc là văn bản thỏa thuận về việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng đặt cọc cũng cần phải tuân theo quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng nói chung, ngoài ra các bên giao kết hợp đồng cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc thực hiện công việc dựa trên tình hình thực tế nhưng những nội dung thỏa thuận phải đảm bảo không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?