Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện?

Cho tôi hỏi hiện nay kỹ thuật điện được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cụ thể như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện?

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện được ban hành kèm theo Thông tư 04/2011/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2011

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT quy định các quy tắc thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1000 V, tần số 50 Hz.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT không áp dụng cho các thiết bị dùng sức kéo bằng điện, các Hệ thống trang thiết bị điện của phương tiện giao thông (ô tô, tàu thuỷ, máy bay...), hệ thống trang thiết bị điện chiếu sáng sáng công cộng, các hệ thống trang thiết bị điện của hầm mỏ, các hàng rào điện bảo vệ, thiết bị chống sét cho toà nhà, các công trình và trang thiết bị chuyên dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT áp dụng bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có họat động liên quan đến thiết kế,lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1000 V, tần số 50 Hz

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện?

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu về bảo vệ an toàn kỹ thuật điện được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT quy định về bảo vệ an toàn như sau:

[1] Yêu cầu chung

Các yêu cầu trong quy chuẩn này nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi, tài sản, chống các mối nguy hiểm và hư hỏng có thể phát sinh ra trong khi sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện.

[2] Bảo vệ chống điện giật

- Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần mang điện của Hệ thống trang thiết bị điện;

- Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các vỏ thiết bị khi đang có hư hỏng cách điện.

[3] Bảo vệ chống các tác động về nhiệt

Hệ thống trang thiết bị điện phải được bố trí sao cho loại trừ được mọi nguy cơ gây ra bốc cháy các loại vật liệu có thể cháy được do nhiệt tăng lên quá cao hoặc do tia lửa điện. Ngoài ra, trong khi Hệ thống trang thiết bị điện làm việc bình thường không được gây ra cháy bỏng cho cơ thể người.

[4] Bảo vệ chống quá dòng điện

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các nguy hiểm hoặc hư hỏng do nhiệt độ tăng quá cao hoặc do các lực cơ học sinh ra khi quá dòng điện.

[5] Bảo vệ chống các dòng điện sự cố

Các dây dẫn, ngoài các dây mang điện và các bộ phận khác dùng để dẫn dòng điện sự cố phải có đủ khả năng dẫn dòng điện đó mà không đạt đến những nhiệt độ quá cao.

[6] Bảo vệ chống quá điện áp

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do hư hỏng cách điện giữa các bộ phận mang điện của các mạch có điện áp khác nhau.

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do quá điện áp do các nguyên nhân khác (các quá điện áp khí quyển, các quá điện áp thao tác).

Các đặc tính cần lưu ý khi lực chọn các thiết bị điện trong kỹ thuật điện là gì?

Theo khoản 2 Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT quy định về lựa chọn các thiết bị điện như sau:

Lựa chọn các thiết bị điện
1. Yêu cầu chung
Các thiết bị điện đưa vào sử dụng trong các hệ thống trang thiết bị điện phải phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia.
2. Các đặc tính
Các đặc tính của các thiết bị điện phải tương ứng với các điều kiện và các đặc tính cụ thể đã được xác định cho hệ thống điện, ngoài ra còn phải thoả mãn các quy định sau đây:
a) Về điện áp
Các thiết bị điện áp phải thích hợp với trị số cực đại của điện áp (trong điện xoay chiều là trị số hiệu dụng) của nguồn điện cung cấp trong chế độ làm việc bình thường và với các quá điện áp có thể xảy ra.
b) Về dòng điện
Các thiết bị điện được lựa chọn phải lưu ý đến trị số cực đại (trong điện xoay chiều là trị số hiệu dụng) của dòng điện đi qua trong chế độ làm việc bình thường và không bình thường.
c) Về tần số
Nếu tần số có ảnh hưởng tới sự làm việc của các thiết bị điện thì tần số của các thiết bị phải phù hợp với tần số có thể xảy ra của lưới điện.
d) Về công suất
Các trang thiết bị điện đã được lựa chọn trên cơ sở công suất tối đa tiêu thụ trong chế độ làm việc bình thường, có lưu ý đến hệ số sử dụng và các điều kiện làm việc.
...

Theo đó khi lựa chọn các thiết bị điện trong kỹ thuật điện cần lưu ý các đặc tính sau:

- Về điện áp

- Về dòng điện

- Về tần số

- Về công suất

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào