Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?

Cho tôi hỏi: Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không? Lợi dụng hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt hành chính như thế nào? Câu hỏi từ chị M.Y.T ( Đà Nẵng )

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng, là một nghi lễ trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Khi các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng, họ sẽ thực hiện các nghi thức như múa hát, chầu văn, phán truyền, chữa bệnh,...

Hầu đồng được tổ chức trong các dịp lễ hội, tết Nguyên Đán, cầu cúng,... hoặc theo nhu cầu của các tín đồ. Nghi lễ này thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ các vị thánh thần.

Có thể thấy, hiện không có định nghĩ cụ thể về hầu đồng là gì, mà đây chỉ là khái niệm để chỉ chung trạng thái tâm linh khi thần thánh “nhập” vào người ông/bà đồng và thông qua thân xác của ông/bà đồng nhằm thể hiện lời nói, hành động, ý muốn truyền đạt.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?

Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không? (Hình từ Internet)

Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL cũng nêu rõ, các hành vi bị cấm:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Theo quy định này, có thể thấy, những hành vi được coi là mê tín dị đoan phải là hành vi làm mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến người khác và trái với tự nhiên như xem bói, phù chú, yểm bùa…

Việc xác định liệu một nghi lễ hầu đồng có phải là mê tín dị đoan hay không phụ thuộc vào mục đích của việc thực hiện nghi lễ đó.

Nếu nghi lễ được thực hiện với mục đích cầu mong sự bình an, may mắn cho bản thân và gia đình thì đó không phải là mê tín dị đoan.

Tuy nhiên, nếu nghi lễ được thực hiện với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin của người dân thì đó là mê tín dị đoan.

Như vậy, không phải tất cả các nghi lễ hầu đồng đều là mê tín dị đoan.

Lợi dụng hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hầu đồng là văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nhưng lợi dụng hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội bao gồm:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, lợi dụng hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Ngoài ra, còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do lợi dụng hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan.

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b) Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
...

Theo đó, việc lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân (tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Nguyễn Thị Hiền
23,022 lượt xem
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Hỏi đáp Pháp luật
Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào